Tìm hiểu mô hình kinh doanh trước khi khởi nghiệp cụ thể nhất

Mô hình kinh doanh là tiêu chí đầu tiên và cần có của bất cứ doanh nghiệp hay cá nhân nào khi bắt đầu khởi nghiệp. Trước khi tiến hành kế hoạch, người lãnh đạo cần xác định được mô hình mà mình muốn, như vậy mới có thể đem đến kết quả lợi nhuận cao nhất. Nhằm giúp bạn có được những thông tin tốt nhất trên con đường khởi nghiệp, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn nội dung xoay quanh mô hình trên.

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là cụm từ được nhắc đến khá nhiều nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết được ý nghĩa. Đây là kim chỉ nam, khuôn mẫu để áp dụng cho doanh nghiệp/ công ty để sinh ra lợi nhuận. Thị trường cạnh tranh rất khốc liệt, doanh nghiệp muốn tồn tại lâu dài nhất định phải xác định được mô hình kinh doanh của mình.

Về cơ bản thì mô hình này đã được chắt lọc những tính chất và tiềm năng của bất cứ một đơn vị kinh doanh nào dựa trên bản chất của nó. Từ đó, cung cấp các tiền đề để đơn vị có thể thành công và vượt qua những thách thức trên con đường kinh doanh.

Có thể nói mô hình kinh doanh chính là hướng đi để doanh nghiệp có thể phát triển. Mô hình kinh doanh sẽ giúp bạn xác định được khách hàng mục tiêu, tài nguyên khai thác, giá trị cốt lõi, truyền thông… Điều này sẽ giúp các nhà lãnh đạo xác định được mục đích và tư duy để hành động, đưa công ty đi đúng hướng và phát triển bền vững.

Vai trò của mô hình kinh doanh

Vai trò của mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ khác. Đặc biệt là những công ty mới thành lập. Chính mô hình này sẽ  xác định được vị trí  của doanh nghiệp trên thị trường, vạch ra các mục tiêu và hướng đi để đạt được.

Khi có được mô hình kinh doanh vững chắc, doanh nghiệp sẽ dễ dàng định hướng chiến lược phát triển và đánh giá tiềm năng của sản phẩm đang cung cấp. Điều này sẽ làm nền tảng để nhà lãnh đạo tư duy cho những chiến lược ngắn hạn và dài hạn.

Mô hình sẽ chịu trách nhiệm cho quy mô phát triển và các định hướng sau này. Nếu thiếu mô hình kinh doanh thì các doanh nghiệp sẽ không thể phát triển được và dễ gặp phải các rủi ro trên thương trường. Để đạt được thành công khi khởi nghiệp thì vai trò của mô hình kinh doanh hết sức quan trọng.

Những mô hình kinh doanh đạt được thành công năm 2020

Những mô hình kinh doanh đạt được thành công năm 2020

Để giúp bạn hình dung dễ dàng hơn,  GMarks Vietnam sẽ giới thiệu cho bạn những mô hình kinh doanh thành công tại thị trường Việt Nam. Từ đó, giúp bạn có được những kinh nghiệm cần thiết và khai thác được những thế mạnh để áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Đối với mô hình dành cho kinh doanh truyền thống

Mô hình dành cho kinh doanh truyền thống là mô hình  khá an toàn và được khá nhiều người lựa chọn hiện nay. Đặc điểm chính của mô hình này là các sản phẩm sau khi được sản xuất tại các phân xưởng sẽ cần đi qua nhiều khâu trung gian mới có thể đến tay người tiêu dùng.

Thường thì các khâu trung gian ở đây sẽ là các tổng đại lý, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3. Đến cuối cùng mới là trung tâm cửa hàng bán lẻ được phân phối khắp cả nước. Mô hình truyền thống này là tổng hợp của các nhà sản xuất, nhà bán lẻ, nhà phân phối,… Tuy nhiên, để đi qua những khâu trung gian này sẽ mất một khoản tiền để chi trả cho việc thuê nhân công, kho hàng…

Mô hình trực tuyến thông qua mạng xã hội, dựa vào Internet

Mô hình trực tuyến thông qua mạng xã hội, dựa vào Internet

Mô hình để kinh doanh trực tuyến thông qua mạng xã hội là mô hình kinh doanh đang được rất nhiều người áp dụng hiện nay. Mô hình này ngày càng phổ biến nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của Internet.

Tính đến thời điểm hiện nay có hai hình thức chính cho mô hình kinh doanh trực tuyến, đó là kinh doanh online riêng và trên các kênh thương mại điện tử. Theo các đánh giá của nhiều đơn vị thì đây là loại hình kinh doanh hiệu quả cao và tiếp cận gần hơn với các khách hàng mục tiêu.

Mô hình hợp tác kinh doanh phát triển

Mô hình hợp tác doanh nghiệp phát triển được biết đến là mô hình được dựa trên sự phát triển hợp tác của các mối quan hệ chiến lược. Hai bên đều có những mục đích và lợi ích nhất định. Tại Việt Nam đã có các mô hình hợp tác kinh doanh thành công như  nhượng quyền thương hiệu. Trong số đó có các đơn vị đã đạt được những thành công lớn như: Lotteria, Circle K, Phúc Long, Highlands Coffee…

Mô hình kinh doanh là kim chỉ nam và là tiền đề hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có thể hiểu hơn về các mô hình kinh doanh cũng như cách chọn mô hình kinh doanh để khởi nghiệp thành công. Để tìm hiểu thêm chi tiết, bạn đừng quên liên hệ với GMarks Vietnam để được tư vấn trực tiếp và đầy đủ thông tin hơn nhé!

Scroll to Top