Business partner là gì? Business partner có vài trò gì?

Business partner là gì? Trong lĩnh vực kinh doanh, business partner đang là cụm từ nhận được sự quan tâm rất lớn từ các công ty, doanh nghiệp. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Business partner là gì?

Business partner là gì? Bạn cần biết gì?
Business partner là gì?

Trong quan hệ kinh doanh, Business partner là đối tác trong làm ăn với bạn. Họ có thể là công ty hay doanh nghiệp khác cũng có thể là cá nhân cũng sở hữu và điều hành giống như bạn.

Business partner có 2 loại là :

  • quan hệ đối tác  chung: trong mối quan hệ đối tác chung, các đối tác quản lý công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ khác. Đối tác chung có thể bao hàm cả đối tác hạn chế. Họ có thể sở hữu, điều hành công ty và chịu trách nhiệm.
  • quan hệ đối tác hạn chế: họ chỉ là những nhà đầu tư. Họ không có quyền kiểm soát và điều hành công ty. Đồng thời họ cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý như đối tác chung.

Xem thêm 5 bước để viết một bản tóm tắt điều hành kế hoạch kinh doanh hiệu quả

Tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh

Đối tác kinh doanh mang tầm quan trọng vô cùng lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Sự kết hợp hài hòa giữa các doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn trong việc thúc đẩy hiệu suất bán hàng nhanh chóng.

Gia tăng lợi thế cạnh tranh

Hợp tác doanh nghiệp giúp bạn có thêm kiến thức, chuyên môn, gia tăng nguồn lực. Từ đó, giúp quá trình marketing sản phẩm tốt hơn; tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng khổng lồ.

Phủ sóng thương hiệu rộng rãi

Khi đối tác kinh doanh có cùng mục tiêu và tầm nhìn chiến lược. Sự cộng tác phù hợp không chỉ cung cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng hơn mà còn phủ sóng làm tăng giá trị sản phẩm, tăng thương hiệu công ty rộng rãi.

Tăng cơ sở khách hàng tiềm năng

Thông qua một vài thỏa thuận với đối tác kinh doanh. Có nhiều cách giúp doanh nghiệp của bạn gia tăng cơ sở khách hàng tiềm năng. Giải sử, công ty bạn đang cung cấp giải pháp quản lý nhân sự hợp tác với một công ty chuyên về phần mềm marketing. Khi đó, sẽ có thỏa thuận, với bất cứ khách hàng nào mua phần mềm quản lý nhân sự đều biết đến các phần mềm marketing và ngược lại. Điều này, giúp bạn phát triển thêm cơ sở khách hàng nhanh chóng và hiệu quả cao.

Có thể thấy, tầm quan trọng của business partner trong kinh doanh là vô cùng lớn. Để duy trì sự ổn định và hợp tác lâu dài, các doanh nghiệp cần đưa ra những điều khoản cụ thể, rõ ràng trước khi ký hợp đồng hợp tác.

Một số lưu ý khi bạn muốn doanh nghiệp mình hoạt động dưới dạng đối tác

business partner – OmniTouch International
Một số lưu ý khi bạn muốn doanh nghiệp mình hoạt động dưới dạng đối tác

Trừ khi bạn mong muốn có nhiều nhà đầu tư thụ động, quan hệ đối tác hạn chế thường không phải là lựa chọn tốt nhất cho một doanh nghiệp mới. Vì tất cả các hồ sơ yêu cầu và sự phức tạp hành chính. Nếu bạn có hai hoặc nhiều đối tác muốn tham gia tích cực, một quan hệ đối tác chung sẽ dễ dàng hình thành hơn nhiều.

Trách nhiệm cá nhân là mối quan tâm chính nếu bạn sử dụng quan hệ đối tác chung để cấu trúc doanh nghiệp của mình. Giống như các chủ sở hữu duy nhất, các đối tác chung chịu trách nhiệm cá nhân đối với các nghĩa vụ và các khoản nợ của đối tác. Mỗi đối tác chung có thể hành động thay mặt cho đối tác, vay vốn và đưa ra quyết định sẽ ảnh hưởng và ràng buộc đối với tất cả các đối tác (nếu thỏa thuận hợp tác cho phép). Hãy nhớ rằng quan hệ đối tác cũng tốn kém hơn để thiết lập so với quyền sở hữu duy nhất bởi vì chúng đòi hỏi nhiều dịch vụ pháp lý và kế toán hơn.

Những điều cần lưu ý trong hợp tác business partner

Business partner là gì? Khi bạn tổ chức doanh nghiệp dưới hình thức business partner, điều cần thiết phải có là thỏa thuận hợp tác. Thỏa thuận hợp tác nêu rõ mục đích, thẩm quyền và trách nhiệm của các bên đối tác. Khi có tranh chấp, đối tác muốn rút khỏi thỏa thuận thì việc giải quyết sẽ dễ dàng hơn. Một số điều bạn cần đặc biệt lưu ý trong hợp tác business partner:

Xem thêm Tiết lộ 10+ ý tưởng kinh doanh mới lạ dành cho bạn

Quyền lợi phân chia như nào?

Quyền lợi sở hữu và quyền hạn của các bên đối tác kinh doanh phụ thuộc vào số vốn họ bỏ ra. Người bỏ nhiều vốn hơn thường sẽ có tỷ lệ quyền lợi cao hơn. Việc phân chia quyền lợi cần nêu rõ tỷ lệ trong thỏa thuận hợp tác tránh mâu thuẫn về sau.

Khi đối tác đơn phương chấm dứt hợp đồng, sẽ xử lý ra sao?

Khi đối tác đơn phương chấm dứt hợp đồng sẽ được giải quyết theo thỏa thuận hợp tác chung được ký kết ban đầu. Ngoài các khoản phạt thì các bên đối tác còn lại sẽ xử lý cổ phần. Thường họ sẽ mua lại cổ phần theo giá thị trường. Cổ phần được định giá bởi một bên thứ 3 nhằm đảm bảo tính công bằng.

Khi đối tác không hoàn thành KPI, giải quyết thế nào?

Khi đối tác hoàn thành KPI, tức họ đã vi phạm thỏa thuận chung được đặt ra ban đầu. Khi đó, bên đối tác không hoàn thành KPI phải bồi thường thiệt hại hoặc phạt vi phạm. Mức phạt vi phạm sẽ do 2 bên tự thỏa thuận.

Xem thêm Biên bản thành lập công ty cổ phần chi tiết, đầy đủ và chính xác nhất

Quyết định được đưa ra như nào khi có bất hòa lớn?

Business Partner Code Of Conduct - Fresenius Kabi Global
Quyết định được đưa ra như nào khi có bất hòa lớn?

Business partner là gì? Khi có bất hòa, quyết định được đưa ra dựa trên quyền biểu quyết. Ý kiến nào nhận được sự đồng thuận cao hơn sẽ là quyết định cuối cùng. Để tránh trường hợp 50-50, công ty thường cung cấp trước cho bên đối tác tin cậy thứ 3 một số cổ phần nhất định. Phiếu bầu của họ sẽ ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng.

Qua bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về Business partner là gì? Business partner có vài trò gì?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.

Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa

Tham khảo ( 1office.vn, www.phanmemninja.com, … )

Scroll to Top