Chúng ta vẫn hay nghe câu nói, “Lựa chọn quan trong hơn nỗ lực”, ngoài yếu tố lựa môi trường kinh doanh đúng để kinh doanh dễ thành công hơn, thì bước tiếp theo cần làm nữa là: đặt tên thương hiệu đúng!
Với những người mới làm kinh doanh, thường sẽ ít để ý đến tầm quan trọng của TÊN THƯƠNG HIỆU, hoặc đôi lúc kinh doanh mà không có tên thương hiệu rõ ràng.
Và thực tế, để đặt tên thương hiệu ĐÚNG + HAY là công việc không hề đơn giản, người làm kinh doanh phải TRẰN TRỌC suy nghĩ nhiều đêm mới có thể nghĩ ra được một cái tên phù hợp.
Hoặc có thể phải chi trả hàng chục triệu, thậm chí hàng triệu đô để THUÊ DỊCH VỤ ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU. Ví dụ một cái tên như “VINFAST” ra đời cũng tốn rất nhiều công sức & chi phí, lựa chọn giữa rất nhiều cái tên được đưa ra & phương án thuyết trình khác nhau mới quyết định.
Giai đoạn gần đây khi nhìn lại danh sách những khách hàng của ATP Holdings, mình nhận ra rất nhiều anh em làm kinh doanh với một cái tên không thực sự hay, và điều đáng buồn là một tỷ lệ không nhỏ trong đó đã dừng hoạt động kinh doanh chỉ chưa đầy 1 năm, thực sự rất đáng tiếc…
Việc doanh nghiệp dừng hoạt động tác động bởi rất nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ảnh hưởng bởi covid trong giai đoạn 2020-2021,… Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả fail của doanh nghiệp. Và một THÀNH TỐ mà ÍT ĐƯỢC ĐỂ Ý ĐẾN ĐÓ LÀ VIỆC: ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU.
Đây là hoạt động TƯỞNG DỄ NHƯNG LẠI KHÔNG DỄ, và nó tác động rất nhiều đến kết quả kinh doanh của chúng ta.
Song song đó, giai đoạn gần đây mình cũng trong quá trình xây dựng dự án KhoTenMien.vn, giải quyết bài toán TÊN THƯƠNG HIỆU = DOMAIN, mình phải đi nghiên cứu & tìm hiểu khá nhiều về chủ đề này, quan sát cách đặt tên của hàng nghìn thương hiệu lớn nhỏ tại Việt Nam. Từ đó có thêm thông tin & kiến thức để chia sẻ với anh em trong nội dung này. Vừa giúp bản thân hoàn thiện năng lực, vừa giúp ae tránh mắc sai lầm… Post này cũng lượm nhặt rất nhiều thông tin đóng góp của ae bình luận trên bài viết về “cách đặt tên thương hiệu” trên Facebook của mình hôm trước…
Cũng nói thêm, ở khía cạnh đặt tên thương hiệu này, chỉ đơn giản là PHÙ HỢP, tránh các lỗi không đáng có. Chứ một TÊN HAY còn phụ thuộc vào quan điểm & nhận định riêng của mỗi người nữa…
1. Một vài CASE đặt tên thương hiệu Fail của mình
Đây là một hoạt động mình đã làm không tốt trước đây, cũng vì những ngày đầu làm kinh doanh trang bị chưa đủ kiến thức. Nhưng nhờ vào những kinh nghiệm fail đó đã giúp mình rút ra nhiều bài học xương máu chia sẻ lại, một vài trường hợp đặt tên fail của mình trong quá khứ.
– Thực ra ngay cả cái tên “ATP” cũng chẳng phải là một cách đặt tên hay, và nó cũng trùng với một số thương hiệu lớn khác. Nhưng dù gì nó cũng là cái duyên & lỡ gắn với mình lâu nay nên cũng không cần đổi nữa… Trước đây tiền thân cái tên này xuất phát bởi tên công ty TNHH AT&P (được ghép bởi 3 chữ cái đầu của 3 người sáng lập), sau đó công ty viễn thông này được mình mua lại kinh doanh tiếp. Song song giai đoạn đó mình làm thêm dự án “Phần Mềm ATP”, và từ đó thương hiệu “ATP Software” ra đời & gắn liền với mình tới nay. Cũng may cái tên này dù đọc “cồng kênh,” đọc dài nhưng vẫn dễ mở rộng, ví dụ như các dự án kiểu: ATP Web, ATP Media, ATP Care,…
– Hay case khác về quán cafe trước đây của tụi mình, đặt tên là: “Launch Coffee”, thực ra cái tên này khá khó phát âm, nhiều lấn cấn khi phát triển nó. (Đôi lúc nhân viên & khách hàng rất “bối rối” khi phát âm tên của quán)
– Tiếp đến là đặt tên thương hiệu có từ tiếng anh đuôi “s”. Sẽ rất dễ gây nhầm lẫn & viết sai/đọc sai. Ví dụ như “ATP Holdings”, nhưng rất may từ khoá “holdings” này phổ biến, nhiều người cũng dần quen & hiểu ý nghĩa của nó. Thỉnh thoảng nhân viên mình vẫn viết sai cả tên thương hiệu công ty là “ATP Holding”.
– …
Show vài case của mình, để ae thấy rằng dù với người có nhiều kinh nghiệm, vẫn dễ có những lấn cấn trong quá trình đặt tên. Và khi đã lỡ fail rồi thì rất khó đổi lại được.
CŨNG LƯU Ý, một cái tên fail vẫn sẽ thành công lớn nếu chúng ta LÀM TỐT. Nhưng sẽ DỄ THẤT BẠI HƠN nếu như năng lực chúng ta không đủ, đặc biệt với những người mới kinh doanh rất dễ vì cái tên fail mà khiến THIẾU ĐỘNG LỰC phát triển, thiếu sự chuyên nghiệp & dẫn đến kinh doanh thất bại, điều đó rất đáng tiếc.
Trong nội dung này, mình hi vọng cung cấp cho anh em đủ thông tin để ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU phù hợp hơn, để thuận lợi hơn trên hành trình kinh doanh của mình…
2. CASE đặt tên thương hiệu công ty, thương hiệu mở rộng, tên sản phẩm
Từ lúc làm kinh doanh tới nay, mình đã phải đặt ra hàng chục cái tên khác nhau, trong đó có cả tên công ty & tên sản phẩm, mình sẽ lấy ví dụ cụ thể để anh em dễ hình dung:
– ATP Holdings là công ty mẹ, quản lý các dự án/công ty thành viên bao gồm:
+ ATP Software
+ ATP Land
+ ATP Media
+ ATP Care
+ ATP Web
+ ATP Academy
+ …
– Song song đó, tại mỗi dự án lại có rất nhiều sản phẩm con, ví dụ như tại ATP Software sẽ có các sản phẩm như:
+ Simple Seeding
+ Simple Facebook Pro
+ Simple Zalo
+ Simple Ads
+ Simple Shop
+ Simple Page (đây là một sản phẩm có chiều sâu & phát triển “triệu đô” được nên đã được tách ra làm dự án riêng)
+ …
– Trong đó, còn có cả thêm việc đặt tên GÓI BÁN HÀNG, ví dụ như:
+ Combo ATP
+ Combo Special
+ Combo ATP Mobile
+ …
Anh em thấy đó, rất mệt mõi với CÁI TÊN. Và để đặt tên cho đúng là điều không hề dễ. Thực tế case trên mình chia sẻ cũng chẳng phải làm tốt đâu, giờ nhìn lại mình cũng không-hài-lòng với nó, nhưng biết làm sao được! Nguyên nhân cũng bởi trang bị kiến thức không đủ & thiếu kinh nghiệm, nhưng giờ làm nhiều/fail nhiều nên cũng rút ra được nhiều bài học.
Xem với dạng tài liệu Ebook TẠI ĐÂY
3. Lợi ích, tầm quang trọng của tên thương hiệu
– Giúp khách hàng ấn tượng hơn với thương hiệu, từ đó ghi nhớ/yêu thích thương hiệu & có xu hướng quay lại/giới thiệu hơn…
– Giúp người làm kinh doanh (chúng ta) tự tin & có động lực tích cực hơn để phát triển thương hiệu
– Tạo lợi thế hơn so với các đối thủ cạnh tranh, góp phần giúp dễ thành công hơn
– Góp phần làm truyền thông & marketing hiệu quả hơn, tiết kiệm nhiều ngân sách hơn để ra chuyển đổi sales
Xem ngay: Nhận diện thương hiệu theo lĩnh vực
4. Những thành tố tạo ra một tên hay?
Cũng lưu ý, sẽ rất khó một cái tên có tất cả các thành tố này. Và cũng không có một công thức chuẩn nào cho việc đặt tên, tuỳ vào quan điểm & lựa chọn của người kinh doanh để đặt tên thương hiệu PHÙ HỢP nhất cho mình,…
Các thành tố của một tên thương hiệu hay bao gồm:
– Dễ đọc
– Dễ nhớ
– Ngắn gọn
– Dễ liên tưởng về ngành nghề & sản phẩm kinh doanh (cái này cũng tuỳ quan điểm của mỗi người, tuỳ thuộc vào quy mô nữa. Nếu là game lớn tỷ đô, lĩnh vực công nghệ & toàn cầu, thì nên chọn cái tên vô nghĩa. Nhưng với SME theo mình vẫn nên chọn cái tên giúp người dùng dễ LIÊN TƯỞNG NGÀNH NGHỀ, ví dụ như: TopLand.vn)
– Ấn tượng, khác biệt (sevenfriday, 7up,… câu chuyện thương hiệu hay từ cái tên)
– …
5. Những nguyên tác và lưu ý cần tránh khi đặt tên thương hiệu
– Check trùng tên
– Check tên miền
– Khả năng mở rộng của thương hiệu
– Chú ý phát âm (khó, ví dụ: …)
– Chú ý capslock, ví dụ: winerp,…
– Chú ý lỗi chính tả: atpsale (sai), atpsales (đúng)
– Chú ý vừa anh, vừa việt,… (topdomain – ok. Toptenmien – fail)
– Chú ý các liên tưởng không hay, ví dụ như: damxinh.vn = đầm xinh, nhưng một số lại nghĩ là “dâm xinh”. 🙁
– …
CÓ BẮT BUỘC PHẢI CHỌN TÊN RIÊNG, TỪ VÔ NGHĨA ĐỂ BẢO HỘ ĐƯỢC HAY KHÔNG?
– Nếu anh em xác định “chơi game lớn”, thì có thể dành thời gian chuẩn hoá & bảo hộ tên thương hiệu ngay từ đầu (sẽ khá tốn kém & mất thời gian)
– Và theo quan điểm của riêng mình, điều này không quá cần thiết, nếu game chúng ta chơi với quy mô vừa & nhỏ. Ví dụ mình vẫn có thể chọn những tên thương hiệu ngách như: “Hoa Tươi Đồng Nai”, hay thể hiện ngành nghề như: “ATPLand”,…
– Ngoài yếu tố bảo hộ tên thương hiệu, chúng ta có thể bảo hộ nhãn hiệu/logo.
– Và đôi lúc, có đơn vị trùng tên cũng giúp chúng ta NỖ LỰC CẠNH TRANH & LÀM TỐT HƠN (trên google/seo/ads,… hay branding)
– …
Xem với dạng tài liệu Ebook TẠI ĐÂY
CÓ NHẤT THIẾT PHẢI TRÁNH TRÙNG TÊN CÔNG TY VỚI ĐƠN VỊ KHÁC?
– Mình thấy nhiều anh em mắc sai lầm là phải tìm tên thương hiệu/tên công ty MỚI HOÀN TOÀN, không bị trùng với bất kỳ đơn vị nào khác. Điều này là vô cùng khó, thậm chí quá trình chúng ta kinh doanh vẫn có đơn vị đi sau đặt tên gần giống, điều đó chẳng ảnh hưởng gì nhiều
– Mình lấy ví dụ như: ATPLand là công ty mình chạy đà từ giai đoạn 2018, mình xây dựng nền tảng cho nó. Những mãi đến 2021 mình mới chính thức thành lập công ty. Tuy nhiên lúc này đã có công ty khác đã đặt tên là ATPLand rồi. Lúc này mình vẫn có thể thành lập mới được với tên cty có các từ bổ sung như: “Công ty TNHH Công Nghệ ATPLand”, hay Công ty cổ phần ATPLand Việt Nam”,… Thực tế có rất nhiều cách để xử lý khi trùng tên như vậy…
6. Gợi ý những phương pháp giúp đặt tên thương hiệu?
– Dựa vào tên riêng (TTL = Trần Thịnh Lâm, hay TaKi = Tất Kiểm,…)
– Ghép tên của người đồng sáng lập, hoặc ghép tên vợ chồng (ví dụ LaSe = Lâm + Sen, Sen là tên vợ mình. Tuy nhiên không ưu tiên theo cách này lắm)
– Ghép các từ cái đầu có ý nghĩa liên quan để tạo ra tên thương hiệu (ví dụ như: TiKi = Tiết Kiệm/Tìm Kiếm, Haravan = Hái Ra Vàng, Puno = Push Notifications,…)
– Đặt tên theo các từ nói lóng, thêm từ ghép, gây cảm giác tò mò,… (ví dụ như: jamgia, riviu, foody, homedy,…)
– Dựa vào từ viết tắt theo đặc trưng ngành nghề/sản phẩm (ví dụ như tên một dự án công nghệ gần đây của ATP Holdings, noti.vn – từ đặc trưng sản phẩm với tính năng push notifications)
– Đặt tên dựa vào TÊN MIỀN ĐẸP phát triển dự án kinh doanh (ví dụ như: chungkhoan.vn, xedap.vn, giaitri.vn, doanhnhan.vn,…).
– Đặt tên theo local: hoadongnai.vn, Địa Ốc Tây Nguyên”, “Nhà Đất Phú Hữu”,…
– Đặt tên theo phân khúc kinh doanh, với các từ ghép như: CHINHHANG, CAOCAP, SINHVIEN, GIARE, GIASI, GIATOT,…
– Đặt tên theo quy mô & tính chất kinh doanh: XuongKeBep.com, MayLocGiaSi.com,…
– Đặt tên theo định vị: TopUni, VuaCongNghe,… (định vị TOP, VUA,… dù hơi thiếu “khiêm nhường” trong cách đặt tên này, nhưng nó vẫn để lại ấn tượng & áp lực cho người làm kinh doanh hoàn thiện)
– Đặt tên thương hiệu với từ vô nghĩa, miễn nó hay & dễ đọc là được, khi đặt tên theo cách này nên chèn vào các từ có chứa âm A, O, I sẽ ok hơn. Ví dụ như: Milano, Romano, Lazada, Sendo,…
– Đặt tên “ăn theo” một thương hiệu nổi tiếng khác. Ví dụ như Tiktok khá phát triển ở VN gần đây, từ đó mọc ra rất nhiều dịch vụ/giải pháp liên quan,… Lúc đó nhiều cái tên được ra đời như: Tikshop, TikPlus, TikPage,…
– Đặt tên với những từ ghép phổ biến như: VIET, VINA, THEGIOI, SIEUTHI,…
– Đặt tên với những từ ghép là TÍNH TỪ tích cực: XINH, XANH, DEP, TUNHIEN,
– Đặt tên với những từ ghép liên quan đến lĩnh vực/ngành nghề kinh doanh: MART, FOOD, AUTO, BEAUTY, DOOR, NHOMKINH, NOITHAT, SOFA, NHADAT, TOUR, BAKERY,…
– Đặt tên theo quy mô công ty: TÊN + GROUP, CORP, CENTER, HOLDINGS,… (ví dụ: VinGroup, VCCorp,…)
NOTE: mình vẫn ưu tiên việc nghĩ ra cái tên dựa vào TÊN MIỀN trước, vì mình cho rằng TÊN MIỀN = WEBSITE = NGÔI NHÀ ONLINE = THƯƠNG HIỆU TRÊN INTERNET. Nên mình sẽ thường chọn tên miền phù hợp với NGÀNH NGHỀ KINH DOANH, sau đó đặt tên công ty sau.
– Ví dụ như bây giờ mình muốn kinh doanh bán & cho thuê máy chiếu, mình sẽ đi tra cứu xem có tên miền nào phù hợp với hoạt động này.
– Ví dụ như mình đã chọn được tên là: Vuamaychieu.com còn, lúc đó mình sẽ đặt tên thương hiệu & công ty là “Vua Máy Chiếu” luôn.
– …
CÁCH ĐỂ TRANG BỊ NĂNG LỰC ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU HAY
– Quan sát về cách đặt tên của hàng nghìn thương hiệu khác
– Trang bị kiến thức vững, nắm kỹ các nguyên tắc & sai lầm cần tránh khi đặt tên thương hiệu
– Thực hành nhiều lần thử nghiệm
– Check kỹ về domain, thương hiệu bảo hộ, trùng tên,…
– Chọn ra 3-5 cái tên đẹp & lựa chọn tên phù hợp nhất, nên đi khảo sát, nhờ người đánh giá để có lựa chọn sáng suốt (quan trọng)
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU ẤN TƯỢNG, NÊN ƯU TIÊN NẾU KINH DOANH TRÊN ONLINE:
– Đặt tên theo domain đẹp, top ngành
– Vua+…
– King+…
– Ngành/sản phẩm+VIỆT (…)
– VINA+ngành/sản phẩm (ví dụ: vinamilk,…)
– Thegioi+ngành/sản phẩm
– Siêu thị+ngành/sản phẩm
– Kho+ngành/sản phẩm
– Xuong+ngành/sản phẩm (xuongnem.vn,…)
– Ngành/sản phẩm + giá sỉ (…)
– Ngành/sản phẩm + giá kho
– Ngành/sản phẩm + giá tốt
– Tên + đẹp (nhadep.vn)
– Tên + xinh (nhaxinh.vn)
– Tên + xanh/green (dienmayxanh, comxanh,…)
– Tên + tot (chotot,…)
– …
MẸO BỔ SUNG: TÊN THƯƠNG HIỆU MỞ RỘNG
Ví dụ như Nobita của sếp Chu, ban đầu chưa hẵn là một cái tên hay. Nhưng khi đổi tên thành: Nobicrm lại rất ổn. Song song đó mở rộng được như kiểu:
– Nobi POS
– Nobi Chat
– Nobi Sales
– Nobi Marketing
– …
Hay cách mở rộng từ một tên miền ngắn, tên thương hiệu kiểu như: ATP.vn, rất may gần đây mình đã mua lại được tên miền này.
– Academy.atp.vn
– Tenmiendep.atp.vn
– Simsodep.atp.vn
– Phanmem.atp.vn
– Media.atp.vn
– …
Khi sở hữu các domain ngắn, hay tên riêng ngắn với 3-5 ký tự. Chúng ta có thể mở rộng kiểu tương tự thuận lợi hơn.
7. Phong thủy về tên thương hiệu
– Đặt tên thương hiệu hợp với mệnh, mỗi hành sẽ có những từ khoá hợp với nó. Ví dụ như Hành Thổ: A, Y, E, U, O, I,… (ae nên search google để tìm hiểu thêm)
– Đặt tên theo thần số học
– Đặt tên thương hiệu theo tên cá nhân (lúc này chúng ta dễ có ĐỘNG LỰC & TÂM HUYẾT với nó)
– Tên thương hiệu gắn với những từ khoá phong thuỷ tích cực như: Thịnh Phát, Tài Lộc, Hưng Thịnh,…
8. Một số thông tin bên lề khác về tên thương hiệu
*RẤT NHIỀU CASE BỊ ĐỔI TÊN
– BigC -> Go! & Tops Market
– Blue Ribbon Sports -> Nike Inc
– Bizweb -> đổi thành Sapo
– Dienmay.com -> Dienmayxanh
– …
Mỗi lần đổi tên, là cả hệ thống phải fix lại rất cực, từ bảng hiệu, nhãn hiệu, thiết kế,… & educate lại rất tốn kém.
Với thương hiệu lớn có thể họ có ngân sách để làm điều này, cũng là một keys để tạo tính mới & truyền thông. Nhưng với SMEs thì rõ ràng chúng ta không thể làm được điều đó…
*RẤT NHIỀU CASE KHÔNG MUA ĐƯỢC DOMAIN .COM
– Sendo.com đang được bán với giá 15 triệu đô (hơn 350 tỷ)
– Rever.com đang được bán với giá 1tr đô
– Adsplus.com đang được bán với giá $295.000
– Ví dụ như ATPSoftware.com của tụi mình đang bán với giá ~$6000, cũng hơi tiếc tiền nên chưa có ý định mua lại. Lúc nào x10 hiện tại sẽ mua sau. :v
– …
9. Nếu đang kinh doanh, chúng ta đặt một cái tên Fail thì sao?
-> Nên mạnh dạn đổi lại nếu quy mô & kết quả chưa lớn. Hoặc tạo thêm 1 thương hiệu mới phát triển song hành, dần dần chuyển dịch sang.
CÓ NÊN THUÊ DỊCH VỤ ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU?
-> Có. Nếu như bạn cần sự an toàn, có ngân sách & nghĩ mãi vẫn chưa thể tìm được cái tên hay.
Có thể liên hệ dịch vụ của ATPMedia.vn để được hỗ trợ với mức phí chỉ từ 3tr đồng (phù hợp cho startup & smes).
Với những brands lớn hơn, có thể liên hệ các dịch vụ của SaoKim.com.vn khá uy tín trên thị trường về dịch vụ này.
LIÊN QUAN ĐẾN YẾU TỐ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU, NHÃN HIỆU?
– Đây là một chủ đề nhức nhối, không dễ để người làm kinh doanh tự trang bị đủ kiến thức để làm đúng nó. Nên chúng ta thường liên hệ các đơn vị dịch vụ để hỗ trợ
– Các trường hợp không đăng ký bảo hộ thương hiệu được, thường là:
+ Tên có quá ít ký tự, dưới 3 từ khoá
+ Tên trùng với các thương hiệu khác đã có & đăng ký bảo hộ trước
+ Tên có gắn liền với địa danh hay nhân vật nào đó nổi tiếng
+ Tên thương hiệu mang tính chung chung, mô tả sản phẩm & dịch vụ
+ …
10. Ngoài lề chút, có nên khởi nghiệp trong mùa dịch này?
– Trong 1-2 năm qua là thời điểm nhiều người làm Kinh doanh lâu năm đang “trọng thương”, “rơi rụng” & quay về “số âm”,… Thì nó cũng là CƠ HỘI cho NGƯỜI MỚI xuất phát từ số 0 đi lên, chỉ cần CHỌN ĐÚNG GAME & chuẩn bị tốt để HÀNH ĐỘNG!
– Giai đoạn hiện tại rất nhiều anh em thất nghiệp & đang tìm việc mới hoặc chuẩn bị công việc kinh doanh riêng.
Để tránh mắc các sai lầm trong việc ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU, nên mình viết ra tài liệu này để giúp ae có thêm thông tin. Song song đó ae cũng nên tìm hiểu thông tin thêm về chủ đề này. Liên quan đến yếu tố đặt tên, nó còn là quan điểm ĐẸP-XẤU của mỗi người, nên chỉ có PHÙ HỢP, chứ không thể đẹp trong mắt tất cả mọi người được.
Xem thêm ý tưởng về môi trường kinh doanh & đặt tên thương hiệu tại >1000 domain của Khotenmien
Truy cập: khotenmien.vn
MỘT SỐ CHỦ ĐỀ KHÁC MÌNH SẼ CHIA SẺ CHI TIẾT HƠN TRONG CÁC NỘI DUNG SAU.
– Lựa chọn MHKD
– Thiết kế Logo
– Slogan
– Định vị & phân khúc khách hàng
– Xây dựng kế hoạch kinh doanh
– …
-> Đón xem chi tiết tại: academy.atp.vn. Cám ơn đã theo dõi nội dung này! Thanks!
Xem với dạng tài liệu Ebook TẠI ĐÂY