Quy định mới nhất về chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

Nhu cầu chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài diễn ra ngày càng nhiều. Để hội nhập xu thế và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài nhanh chóng nhất, Quý Khách hàng cần nắm được thủ tục và quy trình chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài. Hãy cùng Luật 247 điểm qua các quy định chuyển nhượng vốn mới nhất.

Quy định về việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

Theo quy định hiện hành của Luật doanh nghiệp 2020, Luật đầu tư 2020 nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài được mua cổ phần/vốn góp của Công ty tại Việt Nam nếu:

  • Nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty tại Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

  • Việc mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của Công ty Việt Nam trong các trường hợp:

  • Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư từ dưới 51% lên 51% trở lên, và

  • Tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư khi nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân đã sở hữu từ 51% vốn điều lệ trở lên trong Công ty tại Việt Nam.

Các hình thức chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

Hình thức mà cổ đông, Công ty Việt Nam chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài như sau:

  • Cổ đông tổ chức hoặc cổ đông cá nhân chuyển nhượng cổ phần sở hữu trong công ty cổ phần. Trường hợp này, người nước ngoài nhận chuyển nhượng sẽ trở thành cổ đông công ty;

  • Thành viên tổ chức hoặc thành viên cá nhân chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn. Trường hợp này, người nước ngoài nhận chuyển nhượng sẽ trở thành thành viên công ty;

  • Thành viên hợp danh chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Trường hợp này, người nước ngoài nhận chuyển nhượng sẽ trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.

Thủ tục về việc chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài mới nhất 2021

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty 100% vốn Việt Nam

Bước 1:

Đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty 100% vốn Việt Nam tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và Đầu tư nơi công ty có trụ sở

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Văn bản đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp (văn bản có thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức mà nhà đầu tư dự kiến mua cổ phần/vốn góp; ngành, nghề đầu tư kinh doanh; danh sách chủ sở hữu, thành viên, cổ đông sáng lập; tỷ lệ sở hữu vốn sau khi mua cổ phần, mua phần vốn góp …;

  • Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài;

  • Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục kèm theo giấy tờ pháp lý của người thực hiện thủ tục.

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ kiểm tra hồ sơ

Trường hợp đáp ứng điều kiện theo quy định, Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không chấp thuận, Sở Kế hoạch và Đầu tư phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3:

Ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần/chuyển nhượng vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện thanh toán tiền nhận chuyển nhượng.

Bước 4: 

Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên công ty sau khi hoàn tất chuyển nhượng. Thủ tục được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng đăng ký kinh doanh).

Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

  • Bước 1: Đăng ký mua cổ phần/vốn góp của Công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

  • Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh) kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ và nhà đầu tư nước ngoài đủ điều kiện mua cổ phần/vốn góp thì sẽ cấp văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư.

  • Bước 3: Ký kết và thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần giữa bên bán và bên mua.

  • Bước 4: Thực hiện thủ tục thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và/hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có thay đổi).

Thanh toán trong trường hợp chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài

Theo Thông tư 05/2014/TT-NHNN và Thông tư 06/2019/TT-NHNN thì việc thanh toán khi chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài thực hiện như sau:

  • Trường hợp công ty Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp phải mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp và nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài chuyển tiền vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp.

  • Trường hợp công ty Việt Nam hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)  thì mở tài khoản vốn đầu tư gián tiếp để tiến hành hoạt động đầu tư gián tiếp tại Việt Nam.

Là đơn vị chuyên tư vấn chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài, Luật 247 sẵn sàng hỗ trợ Quý Khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng nhất. Hãy liên hệ ngay với Luật 247 qua số hotline 19006196 để được tư vấn.

Scroll to Top