Đăng ký nhãn hiệu: Trình tự, thủ tục đăng ký mới nhất 2022 – Nộp Thành Công 5000+ Nhãn Hiệu

Tư vấn & Đại diện khách hàng Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, Phạm vị Toàn quốc, Luật Sư Uy tín. Nộp thành công 5000+ Đơn nhãn hiệu, 100% khách hàng hài lòng dịch vụ.

Đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu là việc cá nhân, tổ chức tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Quy trình này có 5 bước như sau: #1. Tiếp nhận đơn nhãn hiệu, #2. Thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu, #3. Công bố đơn nhãn hiệu lên trang của web của Cục SHTT, #4. Thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu, #5. Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

đăng ký nhãn hiệu

NHÃN HIỆU LÀ GÌ ?

Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Nhãn hiệu có thể là một cái tên như LHD Law Firm, Nike, Trung Nguyen …vv

Nhãn hiệu có thể là một logo giống như 

Nhãn hiệu có thể là một câu Slogan “Luôn luôn lắng nghe, Luôn luôn thấu hiểu” Prudential” …

Phân loại nhãn hiệu: Các Cơ quan Sở hữu Trí tuệ trên toàn thế giới sử dụng hệ thống phân loại nhãn hiệu thương mại để nhóm các hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự lại với nhau thành 45 loại khác nhau. Đây được gọi là phân loại Nice.

Mỗi nhóm chứa một danh sách các điều khoản. Những điều này bao gồm tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ được bao gồm trong nhóm đó:

  • Từ nhóm 1 đến nhóm 34 nói về sản phẩm
  • Từ nhóm 35 đến 45 nói về dịch vụ

Tất cả các nhóm đều có một tiêu đề rộng giải thích những gì được đề cập trong lớp cụ thể đó. Đây chỉ là một chỉ dẫn chung và không bao gồm tất cả các hàng hóa hoặc dịch vụ trong nhóm đó.

QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Cá nhân hoặc tổ chức có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ (điều này được sửa đổi bổ sung năm 2009) cụ thể:

1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – LUẬT HỒNG ĐỨC

BƯỚC 1: TRA CỨU ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU TRƯỚC KHI NỘP ĐƠN

Bước này được xem là quan trọng nhất trong suốt quá trình nộp đơn và theo dõi đơn nhãn hiệu chia làm 3 phần

Phần 1: Phân loại và đánh giá sơ bộ

Phân nhóm theo đúng bảng Ni-xơ

Điều quan trọng là bạn phải chọn đúng loại và các điều khoản, vì nhãn hiệu thương mại của bạn sẽ chỉ được bảo hộ cho hàng hóa và / hoặc dịch vụ bạn chọn trong ứng dụng của mình.

Bạn không thể thêm hàng hóa hoặc dịch vụ bổ sung sau khi đã đăng ký.

Ví dụ: Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho dòng quần áo của riêng mình, bạn sẽ chọn nhóm 25 (quần áo, giày dép và mũ đội đầu).

Nếu bạn định sử dụng nhãn hiệu thương mại trong một cửa hàng bán các sản phẩm của người khác, bạn sẽ chọn nhóm 35 (Quảng cáo; quản lý kinh doanh; quản trị kinh doanh; chức năng văn phòng) và chọn thuật ngữ ‘Dịch vụ bán lẻ liên quan đến quần áo’.

Lên kế hoạch trước: Suy nghĩ về hàng hóa bạn định bán trong tương lai hoặc các dịch vụ bạn có thể cung cấp. Một thương hiệu đã đăng ký tồn tại trong 10 năm, vì vậy hãy nghĩ xem bạn có thể muốn mở rộng thương hiệu của mình như thế nào trong thời gian này.

Bao gồm các lớp học mà bạn nghĩ rằng bạn sẽ muốn mở rộng thương hiệu của mình có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc.

Điều quan trọng cần lưu ý là nhãn hiệu thương mại đã đăng ký có thể bị thu hồi nếu nó không được sử dụng trong năm năm.

Ví dụ: Bạn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thương mại của mình vào lớp 25. Một năm sau, bạn quyết định mở rộng thương hiệu của mình sang lĩnh vực túi xách tay.

Vì đơn đăng ký bạn đã nộp chỉ bao gồm quần áo, giày dép và mũ đội đầu (nhóm 25), bạn phải nộp đơn khác để đăng ký nhãn hiệu thương mại của bạn ở nhóm 18, bao gồm túi xách tay.

Bạn có thể tránh được thêm chi phí khi tạo một ứng dụng mới bằng cách đưa cả hai lớp vào ứng dụng đầu tiên. Bạn cũng sẽ phải trả hai bộ phí gia hạn.

Phân nhóm sai có thể đồng nghĩa với việc đăng ký vô giá trị

Đảm bảo rằng bạn chọn nhóm sản phẩm/dịch vụ của mình khi đăng ký nhãn hiệu

Ví dụ Nếu bạn sử dụng nhãn hiệu thương mại của mình cho rượu, bạn cần chọn đúng loại cho mục đích sử dụng của nó, như

  • Nhóm 01 bao gồm cồn dùng trong hóa chất
  • Nhóm 33 bao gồm đồ uống có cồn (trừ bia)
→ Link tham khảo bảng phân nhóm ►

Phần 2: Tiến hành tra cứu đánh giá nhãn hiệu trước khi nộp đơn

Doanh nghiệp có thể gửi mẫu nhãn hiệu kèm danh mục sản phẩm/dịch vụ nhãn hiệu bảo độ cho Công ty Luật Hồng Đức để được tra cứu sơ bộ (miễn phí) để biết đươc nhãn hiệu của doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không và trên cơ sở đó tư vấn, đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Doanh nghiệp có thể tra cứu (có thu lệ phí) tại dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả tra cứu chính xác cao hơn.

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Sau khi nhãn hiệu đã được tra cứu đánh giá với khả năng trên 80% có thể tiến hành bước tiếp theo là làm đơn đăng ký nhãn hiệu

Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu → Đảm bảo 100% khả năng nhãn hiệu đăng ký thành công khi nộp đơn…

TRA CỨU NHÃN HIỆU - LHD FIRM

Phần 3: Chi phí đăng ký nhãn hiệu và cách làm tờ khai

Quy trình này cần nắm rõ mẫu đơn và cách làm đơn để khi nộp lên Cục SHTT không phải sửa chữa sai sót

Tham khảo theo hướng dẫn như sau

Tờ khai đăng ký nhãn hiệu

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (Ban hành theo Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

BƯỚC 2: NỘP ĐƠN NHÃN HIỆU TẠI CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Việc nộp đơn có thể tiến hành qua Đại diên cục SHTT hoặc tự nộp

Nếu tự nộp có thể liên hệ tại 3 văn phòng của Cục SHTT tại Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh

Nơi nộp đơn nhãn hiệu Địa chỉ
Cục Sở hữu trí tuệ 384-386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Nếu thông qua đại diện nộp đơn ⇒ Liên hệ Công ty Luật LHD theo thông tin dưới đây

Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh (HCM)

Tầng 7, số 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Số điện thoại: 02822446739

Đăng ký nhãn hiệu tại Thành phố Hà Nội (HN)

Tầng 4, Toà Nhà Anh Minh số 36 Hoàng Cầu, Đống Đa, thành phố Hà Nội

Số điện thoại: 02422612929

Đăng ký nhãn hiệu tại thành phố Đà Nẵng

Tầng 9, Toà nhà Dầu Khí, số 02 đường 30 tháng 4, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Số điện thoại: 02366532929

Mục đích nộp đơn: để lấy ngày ưu tiên và quyền ưu tiên (FIRST TO FILE)

To khai dang ky nhan hieu da nop

BƯỚC 3: XÉT NGHIỆM HÌNH THỨC ĐƠN VÀ RA THÔNG BÁO CHẤP NHẬN HÌNH THỨC ĐƠN

Thời hạn xét nghiệm 02 tháng từ ngày nộp đơn

Mục đích xét nghiệm đơn

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn[1]).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

quyet dinh chap nhan don nhan hieu

BƯỚC 4: CÔNG BỐ ĐƠN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU LÊN CÔNG BÁO A CỦA CỤC SHTT

Thời gian: Kéo dài trong 4 tháng từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

Mục đích công bố đơn: Nhằm thông báo rộng rãi cho cá nhân tổ chức khác biết đơn đã được Công bố, nếu có khởi kiện hoặc ý kiến phản đối đơn thì liên hệ với Cục SHTT để làm thủ tục phản đối Cấp trong thời gian này.

BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH NỘI DUNG ĐƠN NHÃN HIỆU SAU CÔNG BÁO

Thời gian: 12-14 tháng từ ngày công bố đơn xong

Mục đích: Thời hạn thẩm định nội dung: 10-12 tháng kể từ ngày công bố đơn (thực tế hiện nay là 2 năm do Cục SHTT bị quá tải việc xử lý đơn)

Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

BƯỚC 6: QUYẾT ĐỊNH CẤP HOẶC TỪ CHỐI CẤP VĂN BẰNG NHÃN HIỆU

Trong bước này có 2 khả năng xảy ra

#1. Cục đồng ý cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này.

Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

VĂN BẰNG NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

BƯỚC 7: QUYẾT ĐỊNH CẤP VĂN BẰNG HOẶC TỪ CHỐI SAU TRẢ LỜI

Trong bước này có 2 khả năng xảy ra

#1. Cục đồng ý cấp văn bằng theo ý kiến phản đối của Chủ đơn

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

#2. Từ chối cấp văn bằng do ý kiến không hợp lý

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn không còn khả năng ý kiến mà sẽ phải làm thủ tục ý kiến với Cục SHTT, với quyết định này Cục có 12 tháng để giải quyết khiếu nại.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU CẦN CHUẨN BỊ ĐỂ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ►

+ Tờ khai (02 bản); + Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận phải có: quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

☑ bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

☑ bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

☑ văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

+ Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

VÌ SAO NÊN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU ?

AI CÓ QUYỀN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU ?

→ Cá nhân hoặc tổ chức (tổ chức thông thường là công ty) có quốc tịch Việt Nam được quyền đăng ký nhãn hiệu (Cá nhânStart-upCông tyDoanh NghiệpTổ Chức)

→ Cá nhân hoặc tổ chức (tổ chức thông thường là công ty) có quốc tịch Nước Ngoài được quyền đăng ký nhãn hiệu nhưng phải Thông qua tổ Chức ĐẠI DIỆN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM (LHD LAW FIRM LÀ MỘT VÍ DỤ)

ĐIỀU KIỆN NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ ?

Điều kiện #1: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được

Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ dưới dạng:

+ Chữ cái, từ ngữ

+ Hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều

+ Hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên thể hiện bằng 1 hoặc nhiều màu sắc

Đây là những dấu hiệu mà mắt thường con người có thể nhìn thấy được thể hiện bằng các yếu tố trên thì sẽ đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ.

Điều kiện #2: Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt mới đủ điều kiện để được bảo hộ

Nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt theo quy định tại Khoản 2 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì mới đủ điều kiện để được bảo hộ:

– Phải được tạo thành từ 1 hoặc 1 số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

– Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu không thuộc các dấu hiệu sau đây:

+ Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng.

+ Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến.

+ Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

+ Chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ.

+ Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ.

+ Trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc đã chấm dứt hiệu lực chưa quá 05 năm.

+ Trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng.

Nhãn hiệu nếu được phát triển cùng với tên thương mại ⇒ Có thể được gọi là “THƯƠNG HIỆU” của doanh nghiệp

TẦM QUAN TRỌNG VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC BẢO HỘ NHÃN HIỆU, THƯƠNG HIỆU

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ cung cấp cho chủ sở hữu nhãn hiệu quyền ngăn cản các bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu của mình, hoặc nhãn hiệu giả mạo tương tự mà không có sự đồng ý của họ đối với hàng hóa hoặc dịch vụ đã đăng ký hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự. Đối với các nhãn hiệu chưa đăng ký, chủ sở hữu phải dựa vào luật thông thường để được bảo hộ. Khó hơn là xác lập trường hợp của một người theo luật thông thường.

Bạn có thể đăng ký nhãn hiệu thương mại để bảo vệ thương hiệu của mình, ví dụ như tên của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.

Khi bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình, bạn sẽ có thể:

  • Thực hiện hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai sử dụng thương hiệu của bạn mà không có sự cho phép của bạn, kể cả những người làm hàng giả
  • Đặt biểu tượng ® bên cạnh thương hiệu của bạn – để thể hiện rằng đó là của bạn và cảnh báo những người khác không sử dụng nó
  • Bán và cấp phép thương hiệu của bạn

Những điểm cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu/thương hiệu

Điểm #1. Bộ ba thống nhất trong nhãn hiệu

Nếu được tốt nhất là tên công ty hoặc tên sản phẩm, tên miền và tên nhãn hiệu phải đồng nhất là một, trường hợp nếu không được thì ít nhất phải có tên công ty, tên sản phẩm và nhãn hiệu phải là một bộ đồng nhất

Ví dụ: FPT là thương hiệu chính các nhãn hiệu xung quanh gồm fpt shop, fpt online, fpt trading …vv và tên miền là fpt.vn, công ty có tên FPT

Điểm #2. Là màu sắc của nhãn hiệu

Thông thường nếu bạn dùng nhãn hiệu màu thì mạnh hơn nhãn hiệu trắng đen nhưng nếu bạn đăng ký nhãn hiệu Trắng Đen thì là không giới hạn màu dùng khi đăng ký, nên chọn thế nào là quyền của Chủ đơn, nhưng để tư duy cách dùng tốt nhất là nên nộp hai đơn (1 đơn đen trắng và 1 đơn màu) trường hợp sau này có thay đổi màu sắc thì cũng không cần thiết đăng ký lại.

Điềm #3. Thiết kế nhãn hiệu

Trước khi đăng ký nhãn hiệu cũng cần tư duy tốt về nhận diện thương hiệu, nếu bạn không giỏi thì nên thuê thiết kế mục đích đảm bảo là nhãn hiệu phải có sự đồng nhất, ít màu sắc (dùng màu nên chỉ 2-3 màu) và bố cục phải hài hoà. Ngoài ra cũng cần phải tuân thủ các điểm không được bảo hộ khi đưa vào thiết kế như: tên quốc gia, thành phố, ký hiệu quốc kỳ, quốc hiệu, hay những ký tự đơn giản, những ngôn ngữ không được phổ biến trên thế giới.

Điểm #4. Quyền ưu tiên khi nộp đơn

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ và các điều ước quốc tế liên quan thì trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam (Việt Nam áp dụng là nguyên tắc First to File) mà có chủ thể khác nộp đơn cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của người nộp đầu tiên vẫn được xem là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Điểm #5. Lựa chọn đại diện sở hữu công nghiệp uy tín

Nên tham khảo nhiều đại diện để quyết định chọn ra một đại diện uy tín và có thương hiệu tốt trên thị trường để uỷ quyền đăng ký, ít nhất đó cũng phải là một Đại diện của Cục SHTT vì họ được phép nhận và theo dõi đơn của khách hàng thay cho khách hàng (nêu lưu ý)

Điểm #6. Đóng phí và theo dõi thời hạn đơn chuẩn xác

Cục sở hữu trí tuệ có quyền từ chối cấp văn bằng nếu chủ đơn không nộp phí đúng hạn hoặc quên không đóng phí gia hạn văn bằng sau 10 năm vì vậy cần phải hết sức chú ý đến vấn đề này khi đăng ký hoặc gia hạn hiệu lực nhãn hiệu.

Cuối cùng là tìm hiểu →

Những lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

Độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên mọi hình thức

Khi đăng ký nhãn hiệu, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ toàn diện. Theo đó, không có bất kỳ cá nhân, tổ chức nào có quyền sử dụng nhãn hiệu tương tự như bạn, trong cùng lĩnh vực. Điều này giúp sản phẩm của bạn là độc quyền trên thị trường. Góp phần hạn chế tối đa sự nhầm lẫn của người tiêu dùng.

Bảo vệ nhãn hiệu khỏi các hành vi xâm phạm từ đối thủ cạnh tranh

Hành vi xâm phạm nhãn hiệu được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình nhất là hành vi sử dụng logo, nhãn hiệu tương đương trong cùng lĩnh vực. Nếu không đăng ký nhãn hiệu, sẽ rất khó để bạn đòi lại quyền lợi của mình. Ngược lại, văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ là căn cứ pháp lý vững chắc chống lại hành vi trên. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng đăng ký ngay hôm nay nhé.

Nâng tầm giá trị sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp

Giả sử sản phẩm có cùng chức năng, bạn sẽ chuộng sản phẩm có nhãn hiệu đã đăng ký hay chưa đăng ký? Chắc rằng đa số trong các bạn sẽ trả lời rằng mình sẽ ưu tiên cho sản phẩm đã đăng ký hơn. Đây là tâm lý chung của khách hàng khi mua sắm. Bởi lẽ sản phẩm mang nhãn hiệu đăng ký sẽ hạn chế tình trạng làm giả, làm nhái hơn. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cho thấy sự chuyên nghiệp của nhà cung cấp

DỊCH VỤ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU – LUẬT HỒNG ĐỨC TƯ VẤN

LHD Law Firm sẽ không thu thêm bất kỳ khoản phí nào trong suốt quá trình xử lý đơn (ngoại trừ 01 khoản phí khách hàng đã đóng) cho 01 lần duy nhất.

Trong khi các Đại diện khác sẽ thu phí cho việc làm công văn hoặc cấp bằng khi Cục ra thông báo.

Chúng tôi sẽ theo dõi đơn suốt quá trình đăng ký nhãn hiệu khác với các công ty dịch vụ (không có chức năng đại diện) họ chỉ nộp đơn là xong việc.

→ Kết quả Khách hàng nhận được

 Văn bằng độc quyền nhãn hiệu của Cục hoặc Công văn khiếu kiện đến khi không còn có thể kiện được nữa.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU NĂM 2021

CHI PHÍ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU (PHÍ NHÀ NƯỚC)

Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, Chi phí đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bao gồm:

☑ Phí nộp đơn cho 01 nhóm đầu tiên với 06 sản phẩm/dịch vụ → Phí nhà nước 1.000.000 vnđ

☑ Phí nộp đơn cho nhóm tiếp theo với 06 sản phẩm/dịch vụ → Phí nhà nước 740.000 vnđ

☑ Phí cấp văn bằng cho 01 nhóm với 06 sản phẩm/dịch vụ → Phí nhà nước 360.000 vnđ

☑ Phí nộp đơn cho sản phẩm / dịch thứ 7 trở đi trong cùng 1 nhóm → Phí nhà nước 150.000 vnđ

→ Riêng phí dịch vụ được tính theo nhóm sản phẩm/dịch vụ (LIÊN HỆ CHÚNG TÔI) nhận báo phí dịch vụ đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất >

HỒ SƠ QUÝ KHÁCH CẦN CUNG CẤP KHI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

# MẪU NHÃN HIỆU LOGO CẦN ĐĂNG KÝ

# GIẤY ỦY QUYỀN THEO MẪU CỦA LHD LAW FIRM

KHÁCH HÀNG TIÊU BIỂU

Trong hơn 12 năm hoạt động Luật Hồng Đức đã đăng ký thành công cho hơn 168888+ Đơn nhãn hiệu tại Việt Nam, trong đó có 20% là khách nước ngoài và 80% khách trong nước đã tin dùng dịch vụ của Chúng tôi

VÌ SAO CHỌN LHD LAW FIRM ?

1 #. LHD Law Firm (Luật Hồng Đức) được đánh giá là tổ chức đăng ký logo nhãn hiệu uy tín bậc nhất tại Việt Nam được đánh giá cao bởi Legal500.

2 #. Số chứng nhận: 146 do Cục SHTT cấp

Với tư cách là đại diện của Cục SHTT Chúng tôi sẽ trực tiếp làm việc với Cục, nộp đơn, đóng phí, nhận thông báo, ý kiến và nhận văn bằng cho các tổ chức và cá nhân nước ngoài và Việt Nam

Tiêu chí ba không của Chúng tôi

– Không cần chủ đơn ký hồ sơ

– Không cần chủ đơn phải trực tiếp theo dõi đơn

– Không cần chủ đơn làm việc trực tiếp với Cục (như gửi công văn, đóng phí…)

3 #. LHD Law Firm được đánh giá là tư vấn thân thiện và chi phí hợp lý, mục đích chính là hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam bảo vệ nhãn hiệu, logo thương hiệu của mình.

4 #. Với hơn 6800 đơn nhãn đã xử lý trong suốt 15 năm LHD Law Firm đủ kinh nghiệm để xử lý và tư vấn các nhãn hiệu khó đăng ký cho Doanh Nghiệp hoặc cá nhân trong và ngoài nước.

NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CỦA CỤC SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2022

Điểm số #1. Việc phân nhóm áp dụng theo Nice 11 → Noip yêu cầu phải ghi rõ chi tiết từng mã (ví dụ trước đây ghi chung chung là mua bán hàng nông sản (được chấp nhận) nay phải ghi rõ hàng nông sản là gì – hàng nông sản là hạt điều, hạt cà phê …vv

Điểm số #2. Thời gian xử lý kéo dài hơn rất nhiều so với thực tế (trước đây khoản 18 tháng thì hiện tại lên đến 26-28 tháng từ ngày nộp đơn) → Lý do: Noip cho biết số đơn tăng hơn gấp 10 lần nhưng chuyên viên không tăng nên chậm đơn.

Điểm số #3. Data Noip cung cấp trên website là không đủ (Khi nào nhãn đăng công báo mới được ghi nhận lên website) nên bắt buộc khi đăng ký các Chủ đơn phải tiến hành tra cứu, đánh giá trước khi Nộp Đơn → Nhằm đảm bảo khả năng thành công khi đăng ký tại Việt Nam.

ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM

(CASE STUDY) TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THÀNH CÔNG

Đăng ký nhãn hiệu SMILE UP đăng ký cho 2 nhóm 35 và 43

→ QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

1. ĐÁNH GIÁ NHÃN HIỆU: Chúng tôi tiến hành tra cứu nhãn hiệu tại Website của Cục SHTT sau đó Tiến hành tra cứu Chuyên sâu tại Cục SHTT → Kết quả: Nhãn hiệu SMILE UP – Nhóm 35, 43 đáp ứng yêu cầu bảo hộ cho 2 nhóm này.

2. NỘP ĐƠN ĐĂNG KÝ: Ngày 18/07/2018 Chúng tôi tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục số đơn nộp 4-2018-23701

3. CÔNG VĂN CHẤP NHẬN HÌNH THỨC ĐƠN: Ngày 20/08/2018 Chúng tôi nhận được Công văn Chấp nhận hình thức đơn từ Cục SHTT.

4. ĐĂNG CÔNG BÁO: Hai tháng sau tức ngày 20/10/2018 đơn đăng ký của Chúng tôi được đăng lên Công báo và Công thông tin điện tử của Cục SHTT.

5. XÉT NGHIỆM NỘI DUNG ĐƠN: Bốn tháng sau ngày đăng công báo Đơn nộp của Chúng tôi được đưa vào xét nghiệm nội dung vì không có ai Phản Đối Đơn trong Case này.

6. THÔNG BÁO CẤP VĂN BẰNG: Ngày 31/07/2020 Chúng tôi nhận được Công văn thông báo Nộp lệ Phí Cấp văn bằng bảo hộ > Như vậy nhãn hiệu của Chúng tôi đã được chấp nhận về mặt nội dung.

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ THÀNH CÔNG MỘT NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

7. NỘP PHÍ CẤP VĂN BẰNG: Ngày 11/08/2020 Chúng tôi tiến hành nộp phí Cấp văn bằng bảo hộ lên Cục SHTT.

8. NHẬN VĂN BẰNG BẢO HỘ: Ngày 21/09/2020 Chúng tôi nhận được Văn Bằng bảo hộ nhãn hiệu SMILE UP Sau 02 năm nộp đơn và theo dõi đơn tại Cục SHTT.

VĂN BẰNG NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN

LUẬT HỒNG ĐỨC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐƯỢC Ở ĐÂU ?

→ CHÚNG TÔI NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU ĐỘC QUYỀN CHO CẢ 64 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM.

dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

ĐẶC BIỆT: TẠI HÀ NỘI, HỒ CHÍ MINH, ĐÀ NẴNG, VŨNG TÀU, ĐỒNG NAI, HẢI PHÒNG, BÌNH DƯƠNG, QUẢNG NINH, VĨNH PHÚC, CẦN THƠ, HẢI PHÒNG, KHÁNH HÒA…VV

⇒ KHÁCH HÀNG ĐÃ TIN DÙNG DỊCH VỤ 16889+ KHÁCH ĐÃ TIN DÙNG DỊCH VỤ

⇒ 90% CÁC ĐƠN ĐĂNG KÝ ĐƯỢC CỤC CẤP VĂN BẰNG NHÃN HIỆU

⇒ HƠN 90% KHÁCH HÀNG HÀI LÒNG DỊCH VỤ VÀ QUAY LẠI SỬ DỤNG NHIỀU LẦN

QUY TRÌNH TƯ VẤN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

→ TƯ VẤN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ

→ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG BẢO HỘ NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ

→ BÁO GIÁ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MIỄN PHÍ

→ GIẢI TRÌNH CÔNG VĂN/ KHIẾU KIỆN MIỄN PHÍ

→ ĐÓNG PHÍ MỘT LẦN – KHÔNG PHÁT SINH TRONG SUỐT THỜI GIAN CỤC XỬ LÝ.

Khác biệt nằm ở sự đẳng cấp – Công ty Luật (LHD Law Firm)

Rời từ năm 2007 nhưng chúng tôi phát triển không ngừng và được đánh giá là một trong những Công ty luật danh tiếng tại Việt nam.

Uy tín cao của Công ty đã được công nhận trong các lĩnh vực tư vấn đầu tư, thương mại, thành lập và tổ chức công ty, mua bán và hợp nhất doanh nghiệp, hợp đồng, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, tranh tụng và giải quyết tranh chấp, tư vấn thu nợ, tư vấn thuế.

Xếp hạng

Xếp hạng cao bởi Legal500, Hg.org, IFLR1000…

Văn phòng làm việc

→ Chúng tôi có các văn phòng tại Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng

→ Website: luathongduc.com – www.lhdfirm.com

→ Email: HCM: all@lhdfirm.com HN: hanoi@lhdfirm.com DN: danang@lhdfirm.com

> Sài Gòn: 02822446739

> Hà Nội: 02462604011

> Đà Nẵng: 02366532929

Các giải thưởng

> LEGAL500

> HG.ORG

> IFLR 1000

Hiệp hội tham gia

  • Đoàn luật sư thành phố Hồ Chí Minh

  • Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

  • Đoàn luật sư Bà Rịa Vũng Tàu

  • Đoàn luật sư thành phố Đà Nẵng

  • Thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam

  • Đại diện số 146 của Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam

Khách hàng tiêu biểu

BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚNG TÔI

PROFILE CÔNG TY LUẬT TNHH LHD

Để biết thêm thông tin về các DỊCH VỤ PHÁP LÝ của chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với luật sư của chúng tôi: Tại đây

VĂN PHÒNG CÔNG TY LUẬT HỒNG ĐỨC

LHD HỒ CHÍ MINH

  • Tòa nhà HP (Tầng 7), 60 Nguyễn Văn Thủ, Phường Đakao, Quận 1, Hồ Chí Minh.

  • 02822446739 / 02822612929

  • all@lhdfirm.com

LHD HÀ NỘI

  • Tòa nhà Anh Minh (Tầng 4), số 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.

  • 02422612929 / 02462604011

  • hanoi@lhdfirm.com

LHD ĐÀ NẴNG

  • PVcomBank (Tầng 9), Số 02 đường 30-4, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

  • 0905987929 / 02366532929

  • danang@lhdfirm.com

Nguồn: https://luathongduc.com/quy-trinh-dang-ky-mot-nhan-hieu-san-pham

Scroll to Top