Những lời khuyên giúp cho doanh nghiệp Startup thành công

Khi đã quyết định startup, lập nghiệp riêng, chắc chắn bạn sẽ phải chấp nhận những rủi ro cũng như thử thách, khó khăn đi kèm. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp startup.

Hãy Làm việc và Hành động

As Alyse Daunis – Quản lý chương trình của Launch Alaska – cho rằng, startup cần phải làm việc thực sự và làm việc hết mình.

“Trong những ngày đầu, người sáng lập phải tham gia mọi thứ công việc của startup, như công nghệ, bán hàng, tài chính… Điều không tránh khỏi là họ phải làm cả những việc ngoài lĩnh vực sở trường của mình”, Elza Seregelyi – Giám đốc của L-SPARK (Canada) bổ sung

Trong khi đó, Eric Mathews – nhà sáng lập kiêm CEO của Start Co – nhấn mạnh: “Hành động còn xóa đi những hoài nghi. Lợi thế chính của startup là tốc độ học hỏi. Bạn học cách làm việc và nhận biết cái không nên làm, thử nghiệm, lấy ý kiến phản hồi, rồi làm lại để hoàn thiện. Bạn không thể là chủ doanh nghiệp ngồi ghế sa lông, mà phải làm việc”.

Tập trung vào khách hàng

Ashish Bhatia – nhà sáng lập của India Accelerator – khuyên: “Đừng tập trung quá nhiều vào việc cấp vốn. Hãy tập trung ngay vào việc giải quyết vấn đề. Tập trung vào những nền tảng cơ bản; khách hàng, trải nghiệm và thanh toán của khách hàng.

“Hãy hiểu rõ thị trường mà bạn phục vụ, quy mô, doanh thu tiềm năng và nhu cầu của khách hàng. Hãy áp dụng công nghệ vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng”, ông Jason Cole – CEO của Công ty tư vấn Da Primus Consulting – chia sẻ.

Tính đam mê và kiên trì

“Để thành công, người sáng lập startup cần phải có thiện chí lắng nghe, học hỏi, sự kiên trì và khả năng truyền tải ý tưởng của mình cho người khác”, ông Christian Busch – CEO của German Accelerator Tech NY – nhận định.

Ông Keith Hopper – CEO của Danger Fort Labs – bổ sung: “Startup cũng cần quyết đoán và linh hoạt trước tình huống thất vọng”.

Còn Eric Mathews – sáng lập và CEO của Start Co – cho rằng, startup chỉ có 2 bước, đó là bắt đầu và không bao giờ dừng lại.

Chỉ có niềm đam mê mới giúp khởi nghiệp vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất. Bạn cần xác định rằng, khởi nghiệp là con đường dài, nếu không duy trì được niềm đam mê trên suốt chặng đường đó, doanh nghiệp không thể đi đến thành công. Vì vậy, hãy nghĩ đến khởi nghiệp khi niềm đam mê trở nên cháy bỏng hơn bao giờ hết.

Sẵn sàng làm việc theo nhóm

Khởi nghiệp là việc không thể làm việc một mình. Thay vào đó, hãy tìm cho mình những cộng sự có thể giúp đỡ nhau khắc phục những phần còn thiếu của doanh nghiệp.

Lãnh đạo những start cần hai kỹ nă-up cơ bản đó là kinh doanh (bao gồm marketing, huy động vốn, kế toán, bán hàng v.v..) và chuyên môn (lập trình, thiết kế, bán hàng, v.v..). Hãy bắt tay vào khởi nghiệp khi trong nhóm có những con người có thể bổ sung những kỹ năng còn thiếu cho nhau.

5 yếu tố chính ảnh hưởng đến thành công và thất bại của startup.

– Thời điểm: việc đưa sản phẩm ra có đúng thời điểm để được “thiên thời địa lợi nhân hòa” hay không chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thành công của một startup.

– Con người: dù bạn có ý tưởng có tốt đến mấy mà team không đủ khả năng hoặc không làm việc được với nhau tốt thì không thể đưa startup đi đến thành công được.

– Ý tưởng: hầu như mọi startup đều bắt đầu từ một ý tưởng, từ một giải pháp cho một vấn đề mà người dùng đang gặp phải.

– Mô hình kinh doanh: hay là cách mà công ty sẽ kiếm tiền, phát triển khách hàng và mở rộng. Một mô hinh kinh doanh phù hợp là rất cần thiết để startup thành công.

– Đầu tư: để có những bước phát triển nhanh và mạnh mẽ, việc startup nhận được đầu tư là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

 

Scroll to Top