Hãy cùng nói thật và thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều đã từng nói phóng đại (nói dối) trong một buổi phỏng vấn. Và lẽ dĩ nhiên hầu hết những nhà tuyển dụng đều biết điều này. Vậy họ làm thế nào để phát hiện và nhận biết các ứng viên phỏng vấn không trung thực? Và họ nên làm gì trong trường hợp đó ?
Sharlyn Lauby, chủ tích của ITM Group INC, và cũng là nhà sáng lập của HR Bartender, đã đưa ra những lời khuyên để giải quyết những tình huống như này.
Đầu tiên, “Nếu ứng viên phỏng vấn thật sự đang nói dối, công ty phải nhận ra ngay lập tức bởi khi họ không trung thực về kiến thức, kỹ năng, khả năng, họ đang gây rất nhiều nguy hại cho chính công ty và bản thân”
Để nhận ra khi nào thì ứng viên phỏng vấn có những dấu hiểu của không trung thực, Lauby gợi ý 3 yếu tố chính:
Nhận Biết Ứng Viên Phỏng Vấn Đang Nói Dối
1. Sự nhất quán trong câu trả lời
Xuyên suốt quá trình phỏng vấn, cân nhắc việc hỏi ứng viên những câu hỏi giống nhau nhiều lần để xem liệu bạn có nhận được những câu trả lời tương tự nhau không. Ví dụ như, hãy hỏi:” Bạn có khả năng làm việc vào cuối tuần và trong các ngày lễ không?”
Nếu ứng viên trả lời có trong buổi phỏng vấn đầu tiên, nhưng lại từ chối vào buổi thứ 2, vậy nên chắc chắn có những mâu thuẫn trong câu trả lời của ứng viên và công ty cần có tìm ra được sự trung thực nhất.
Xem thêm: Tổng hợp 10 công ty có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Xem thêm: Tổng hợp một số quán cafe có không gian làm việc thoải mái
Xem thêm: Tổng hợp 10 công ty trả lương cao nhất tại Việt Nam
2. Hãy cẩn thận nếu ứng viên kể những thứ về họ quá tốt
Bạn cũng biết đấy, rất nhiều thứ quá tốt để trở thành sự thât. Điều này không hẳn là những ứng viên tuyệt vời thực sự có không có những câu chuyện tuyệt vời. Nhưng nếu nó trở nên quá tốt, rất khó để nó là sự thật. Một giám đốc nhân sự có thể hỏi một vài câu để đảm bảo rằng ứng viên có thể kể rõ câu chuyện chi tiết nhất có thể.
3. Học ngôn ngữ cơ thể
Theo như Lauby, “những câu trả lời ngắn, và khuôn mặt cơ thể ẩn chứa sự lo lắng có thể cho thấy ứng viên đang không thoải mái trả lời một số câu hỏi nào đó, ví dụ như, “Tại sao bạn lại quyết định rời khỏi công ty trước?” Nhưng nó cũng không đúng hết trong mọi trường hợp, do đó bạn cần nghiên cứu kỹ về các ngôn ngữ cơ thể.
“[Sự sợ hãi] có thể xuất phát từ việc những nhà phỏng vấn không tạo được những không khí để khiến ứng viên cảm thấy mình được chào đón. Vậy nên những quản lý nhân sự, tuyển dụng cần phải học cách làm cho ứng viên cảm thấy dễ chịu, để học có thể mở lòng, và trung thực trong các câu trả lời.”
Nếu như bạn cảm thấy mình đang bị nói dối, tùy từng trường hợp mà bạn đưa ra các hành động phù hợp. Bước đầu tiên có thể hỏi những câu hỏi để làm rõ, và đi sâu vào các tiểu tiết để xem liệu ứng viên có tạo được sự thống nhất, mạch lạc trong các câu trả lời của mình hay không.
Nếu như ứng viên phỏng vấn đang cảm thấy lo lắng và không thoải mái, bạn có thể dẫn họ đi quanh các khu làm việc, để họ được thư giãn và chia sẻ hơn. Hoặc hãy để ứng viên nói chuyên với quản lý khác, để kiểm tra câu trả lời nhận lại và thái độ trả lời của ứng viên.
Điều quan trọng luôn cần được ghi nhớ, là những nhà tuyển dụng nên biết rằng các ứng viên không bao giờ trung thực hết 100% cả, chỉ khác nhau về mức độ đến đâu mà thôi. Do đó cần phải đưa thêm những câu hỏi đi sâu vào chi tiết để đánh giá ứng viên.
nguồn: hubspot
Xem thêm: Tổng hợp top việc làm mới nhất 2020