Việc sử dụng người ảnh hưởng để tạo ra các chiến dịch tiếp thị (influencer marketing) là một chiến lược quan trọng đang tiếp cận được với nhiều khách hàng, tạo ra được nhiều doanh thu cho doanh nghiệp và nhãn hàng. Tuy có chung mục tiêu là tiếp cận được với nhiều khách hàng nhưng 2 nhóm này lại có mục tiêu, đối tượng và phương thức hoạt động khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi mà bạn đang thắc mắc.
KOC là gì?
KOC viết tắt của “Key Opinion Consumer,” là những người tiêu dùng thực tế có ảnh hưởng các nền tảng mạng xã hội. Họ thường trải nghiệm sản phẩm và đưa ra đánh giá dựa trên quan điểm cá nhân, tạo nên sự tin tưởng từ khách hàng, giúp họ có cái nhìn khách quan và kích thích mua hàng thông qua các chiến dịch tiếp thị liên kết.
KOC có cách tiếp cận gần gũi và chân thực với người tiêu dùng bởi họ không phải là những người nổi tiếng hay có lượng người theo dõi quá lớn. Họ chỉ đang chia sẻ lại cảm nhận thật sự từ trải nghiệm sử dụng sản phẩm và dịch vụ, vì thế tạo được sự đồng cảm và tin cậy từ cộng đồng. Họ sẽ kiếm thêm thu nhập thông qua các chiến dịch influencer marketing nhờ những chia sẻ của họ.
Đại sứ thương hiệu là gì
Đại sứ thương hiệu là những cá nhân có tầm ảnh hưởng lớn như ca sĩ, model, gắn bó lâu dài với một thương hiệu nhất định. Họ không chỉ giúp truyền tải hình ảnh, mà thể hiện được các giá trị cốt lõi và phong cách của sản phẩm.
Đại sứ Thương hiệu thường là những người nổi tiếng hoặc có uy tín cao trong một lĩnh vực nhất định như trong lĩnh vực thể thao, nghệ thuật,… Họ dùng hình ảnh của bản thân gắn với các thương hiệu để tạo dựng lòng tin lớn từ công chúng và góp phần xây dựng hình ảnh lâu dài cho thương hiệu.
Họ sẽ cam kết hợp tác lâu dài, Đại sứ Thương hiệu giúp thương hiệu có được sự đồng nhất về hình ảnh. Điều này sẽ giúp cho hình ảnh đại diện được nổi bật khi tiếp cận với khách hàng thông qua người nổi tiếng.
So sánh sự khác nhau giữa koc và đại sứ thương hiệu
Tiêu chí | KOC | Đại sứ Thương hiệu |
Mục tiêu chính | Hướng tới việc bán hàng ngay lập tức thông qua tiếp thị liên kết, dùng trải nghiệm cá nhân để thúc đẩy mua hàng. | Quảng bá hình ảnh cá nhân và nhãn hàng theo cách dài hạn, tăng độ nhận diện và uy tín của nhãn hàng. |
Cách thức hoạt động | Chia sẻ suy nghĩ, cảm nghĩ về sản phẩm, giải đáp thắc mắc và tạo sự tò mò để thúc đẩy khách hàng mua hàng qua liên kết. | Không bán hàng trực tiếp, sử dụng hình ảnh cá nhân qua quảng cáo, sự kiện, tạo dựng uy tín và nhận diện thương hiệu. |
Đối tượng mục tiêu | Khách hàng cần trải nghiệm, đánh giá sản phẩm trước khi mua nhằm tránh thất vọng. | Khách hàng quan tâm đến uy tín nhãn hàng và lợi ích lâu dài khi mua hàng. |
Ứng dụng thực tế | Phù hợp với các sản phẩm như mỹ phẩm, thực phẩm, quần áo – các mặt hàng cần trải nghiệm trước khi mua. | Phù hợp với sản phẩm có tính lâu dài, uy tín như đồ điện tử, tài chính, nơi uy tín là yếu tố quan trọng. |
Kết luận
Mua hàng online đang rất phổ biến, ngoài việc chỉ xem hình ảnh và giá tiền đôi khi điều đó là chưa đủ để bạn đưa ra quyết định mua hàng của mình, cũng cần có sự quan sát và đánh giá của những người có ảnh hưởng để bản thân có thêm những thông tin, trải nghiệm để khi nhận được hàng bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi nhận được hàng.