Modern trade là gì? Modern Trade là một hình thức thương mại hiện nay phổ biến trên toàn thế giới. Qua bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm nhiều thông tin hơn đến ban đọc, cùng tham khảo nhé.
Modern trade là gì?
Modern trade là thương mại hiện đại. Kênh thương mại hiện đại này có liên quan trực tiếp đến kế hoạch tổ chức, phân phối hàng hóa trong nền kinh tế hiện nay. Không như hình thức thương mại truyền thống, Modern trade tập trung vào các kênh phân phối như hệ thống siêu thị, đại siêu thị lớn,…
Modern trade là hình thức thương mại được bắt đầu từ năm 1990. Nó hình thành sau hình thức traditional trade. Hiện nay, hình thức Modern trade phổ biến trên toàn thế giới. Nó bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng hình thức này phát triển ở Mỹ và Trung Quốc.
Hiện nay, với sự phát triển của xã hội, sự xuất hiện của các trung tâm thương mại, siêu thị ngày càng nhiều hơn. Tuy giá các hàng hóa trong các trung tâm thương mại cao hơn so với bên ngoài nhưng hàng hóa đa dạng thu hút khách hàng.
Xem thêm Bật mí ý tưởng kinh doanh quần áo cũ
So sánh Modern Trade với Traditional Trade
Sau khi giải thích thuật ngữ Modern Trade là gì, mời bạn đọc tham khảo một số thông tin để phân biệt bản chất của 2 hình thức thương mại hiện đại và thương mại truyền thống.
Traditional Trade – Thương mại truyền thống
Thương mại truyền thống gắn liền với một mạng lưới phức tạp bao gồm các nhà bán lẻ nhỏ, đại lý, nhà dự trữ, người bán buôn, nhà phân phối, chợ mở, cửa hàng ở góc phố, ki-ốt và người bán hàng rong. Thương mại truyền thống được xây dựng dựa trên quan hệ cá nhân giữa khách hàng và nhà bán lẻ, nó chiếm gần 80% thị phần ở các nền kinh tế đang phát triển chủ chốt. Phần lớn mọi người mua đồ ăn, thức uống và đồ gia dụng từ những cửa hàng này.
Trong thương mại truyền thống, sự lựa chọn thương hiệu bị giới hạn trong những gì có sẵn hoặc yêu cầu người mua hàng yêu cầu tên thương hiệu. Các nhà sản xuất thường có mối quan hệ chặt chẽ với các nhà cung cấp địa phương đã hợp tác với họ trước đó. Nhu cầu trong loại hình thương mại này được đánh giá và phân tích bởi các nhà bán lẻ và đặt hàng. Đôi khi đại lý nhận đơn hàng và được thực hiện bởi người giao hàng (trên xe giao hàng) và đơn hàng được điền tại chỗ.
Modern Trade – Thương mại hiện đại
Tất cả các cửa hàng sang trọng, siêu thị, chuỗi và nhượng quyền thương mại, cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau cùng với khả năng truy cập hàng tồn kho tại chỗ. Hệ thống thương mại hiện đại, với sự ra đời và xuất hiện của nó, đã thay đổi hoàn toàn khái niệm và bức tranh tổng thể trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa.
Thương mại hiện đại đề cập đến sự dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện khi thực hiện các giao dịch. Sự sẵn có 24/7 của hàng hóa từ mọi nơi trên thế giới là một trong những bước đột phá và lớn nhất mọi thời đại về kinh doanh và thương mại. Giao dịch hiện đại đã đưa mọi thứ lên một cấp độ hoàn toàn mới.
Tất cả bắt đầu với việc thành lập các cửa hàng tạp hóa lớn sở hữu nhiều loại sản phẩm khác nhau sau đó nó dẫn đến nền tảng hình thành của các siêu thị. Khách hàng có thể tự do, thoải mái lựa chọn những sản phẩm và mặt hàng mình quan tâm trong các siêu thị lớn. Cùng với ý tưởng thanh toán bằng các tùy chọn như tiền mặt, thẻ tín dụng, nhận hàng khi thanh toán… và nhiều thứ khác từ từ và ổn định đã dẫn đến nền tảng vững chắc của thương mại hiện đại.
Xem thêm Kinh doanh gì?
Áp dụng Modern Trade hiệu quả trong kinh doanh siêu thị
Kênh MT – Tương tác ngành hàng cao và lệ thuộc vào các nhà bán lẻ
Với các ưu điểm vượt trội của MT nêu trên, trưng bày kênh MT không phải không có rào cản.
Modern trade là gì? Khi thực hiện kênh phân phối MT, hầu hết mọi quyền lợi đều tập trung vào các nhà bán lẻ (Retailer). Tất cả các hoạt động trưng bày đều phải tuân theo quy định và bố cục sẵn có của điểm bán. Để sử dụng hiệu quả kênh MT một cách hiệu quả, đội ngũ quản lý Retailer cần luôn chú ý đến việc tương tác của khách hàng với sản phẩm. Cần tập trung chú trọng triển khai các hoạt động nhằm tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn. Đòi hỏi các nhà quản lý bán lẻ cần có các chiến thuật cụ thể tiếp cận với khách hàng của mình.
Main shelf – Chiến thuật kệ chính
Mainshelf (kệ chính) là khu vực quầy kệ trưng bày sản phẩm của tất cả nhà cung cấp của cùng một ngành hàng. 80% khách hàng sẽ mua hàng ở những khu vực này. Vị trí bạn đặt quầy hàng ở đâu trong siêu thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm trí của khách hàng về vị trí thương hiệu, sản phẩm của bạn trên thị trường. Đây có lẽ là nơi mà các thương hiệu đổ máu nhiều nhất.
Khi mà tất cả thương hiệu đểu muốn mình nổi bật trên mainshelf, việc trở nên nổi bật nhất quả thật không hề dễ dàng một chút nào. Khi đó bạn cần tập trung làm tốt cả 3 mặt: vị trí, diện tích và thương hiệu.
Chiến thuật Modern Trade yêu cầu bạn cần có một diện tích phù hợp để có thể cung cấp đầy đủ các mặt hàng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Quá ít mặt hàng, hết hàng,…sẽ khiến cho thương hiệu của bạn trở nên kém chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
Vị trí gian hàng của bạn ở đâu sẽ giúp cho việc quản lý và tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất.
Fair share – Sản phẩm của bạn chiếm bao nhiêu thị trường thì cần bấy nhiêu mặt hàng
Modern trade là gì? Diện tích gian hàng hạn chế nhưng bạn cần phải khéo léo chia sẻ không gian cho tất cả các mặt hàng để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất trong việc đưa sản phẩm tiếp xúc với khách hàng. Các mặt hàng càng nhiều thì người tiêu dùng càng dành nhiều sự chú ý cho bạn.
Hơn nữa, chiến lược này muốn nói đến thương hiệu sản phẩm chiếm bao nhiều thị phần thì cần bấy nhiêu phần trăm diện tích trưng bày. Ví dụ: trong siêu thị của bạn, sản phẩm A chiếm 30% thị phần thì diện tích trưng bày cho sản phẩm A cũng là 30%. Nhu cầu của khách hàng đến đâu thì trưng bày đến đó. Tránh trường hợp hết hàng.
Qua bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin về Modern trade là gì? Modern trade ứng dụng thế nào?. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ hữu ích với các bạn đọc, cùng tham khảo nhé.
Lộc Đạt – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo ( unica.vn, isaac.vn, … )