Mẫu Kế hoạch kinh doanh 2018 – Tặng các Doanh nhân khởi nghiệp

Mẫu Kế hoạch kinh doanh 2018 – Tặng các Doanh nhân khởi nghiệp

(Vì mình được rất nhiều anh chị chủ DN thông báo “vẫn chưa làm kế hoạchchiến lược cho năm mới” – nếu anh chị thích, tuần tới Vân sẽ tặng tiếp mẫuKế hoạch của phòng Kinh doanh và mẫu Ngân sách phòng)

 

Xây dựng kế hoạch chiến lược Kinh doanh là một trong những vấn đề “đau đầu” của các CEO, các chủ doanh nghiệp mỗi độ xuân về. Bên cạnh bôn bề thu chi, lương thưởng cuối năm, hầu hết các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể dành thời gian và tâm trí để xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh như của những doanh nghiệp cỡ lớn hoặc “chuẩn như tư vấn”.

 

Những câu hỏi mà nhà tư vấn thường được các anh chị chủ doanh nghiệp hỏi là:
– “Ai là người chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm?” ,
– “Kế hoạch kinh doanh có phải là kế hoạch bán hàng hay không?”
– “Trong kế hoạch kinh doanh có những phần gì?”

 

Hàng năm, thông thường bắt đầu từ cuối tháng 10, giám đốc Kinh doanh là người sẽ chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch kinh doanh năm tiếp theo dựa trên Định hướng Chiến lược kinh doanh dài hạn (thường là 3 năm) đã được Ban Giám đốc (Và/hoặc HĐQT phê chuẩn từ trước cùng với Chiến lược doanh nghiệp).

Bản kế hoạch chiến lược kinh doanh (Business Plan) năm tiếp theo chủ yếu tập trung vào các phần:

– Phân tích hiện trạng: SWOT, Năng lực lõi, sản phẩm lõi, lợi thế cạnh tranh
– Phân tích tình thế doanh nghiệp
– Bản đồ định vị
– Định hướng kế hoạch chiến lược: Định vị, Marketing Mix, Bán hàng, Nhân sự, Tài chính,…

 

Sau đó, các nội dung kế hoạch chi tiết sẽ được trình bày với Ban lãnh đạo công ty, cùng với Trưởng các phòng ban, mỗi phòng ban có trách nhiệm tiếp tục xây dựng kế hoạch hành động (action plan) của phòng ban mình dựa trên Kế hoạch chiến lược. Sau khi có Bộ kế hoạch Chi tiết của các phòng ban, Ban lãnh đạo công ty có thể hiệu chỉnh lần cuối bộ văn bản Kế hoạchchiến lược rồi ban hành toàn công ty.

 

Nếu phòng ban nào cũng có kế hoạch chiến lược làm kim chỉ nam cho Action Plan, và được xây dựng từ cuối kỳ hàng năm, sau mỗi tháng/ quý đều có giám sát, đánh giá, hiệu chỉnh; chính là sơ sở giúp cho các chủdoanh nghiệp “giải phóng lãnh đạo”.

Chúc Anh Chị thành công và giúp Doanh nghiệp cất cánh!

 

SAU ĐÂY LÀ MẪU KẾ HOẠCH KINH DOANH MẪU BẠN NÊN THAM KHẢO:

Công ty Cổ phần Thương hiệu và Quản trị Thanhs Nội dung Chiến lược kinh doanh 2016-2020
Mã hồ sơ: 2.6
Ngày ban hành: 20/10/2017 Phòng ban Kinh doanh, Tài chính, Marketing
Thời gian áp dụng: 2018 Chịu trách nhiệm BOM – Ban giám đốc công ty

 

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

A – Về Công ty

  1. Giới thiệu chung

CHUYÊN GIA TƯ VẤN ĐỒNG HÀNH TOÀN TÂM

Công ty Thương hiệu và quản trị Thanhs tự hào là Chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, người đồng hành được tin cậy của hơn 5000 khách hàng và hàng chục ngàn học viên. Thanhs  đáp ứng nhu cầu cấp thiết của Doanh nghiệp bằng hệ thống các giải pháp đồng bộ từ lập chiến lược, sáng tạo thương hiệu, logo; đến  thiết kế và triển khai thực hiện các chương trình truyền thông thương hiệu. Đặc biệt, chúng tôi có những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Quản trị và Tư vấn Chiến lược Thương hiệu.

Thành lập tháng 6/2000 với 3 thành viên sáng lập, Công ty Thanhs do ThS. Đặng Thanh Vân là giám đốc điều hành hoạt động trong ngành quảng cáo, thiết kế, in ấn,… Qua hơn 16 năm phát triển và trưởng thành, công ty Thanhs hiện sở hữu nhiều thương hiệu: THANHS, GOBRAND; STARTUP BRANDING, SMEBRAND, NHÂN HIỆU LÃNH ĐẠO, Sách 10 bước CẤT CÁNH THƯƠNG HIỆU…  cùng với nhiều đối tác chiến lược và chuyên gia tư vấn cộng tác trong và ngoài nước.

Bắt đầu từ năm 2002, Ban lãnh đạo Công ty đã định hướng phát triển tập trung vào lĩnh vực tư vấn chiến lược truyền thông, chiến lược xây dựng thương hiệu thay vì chỉ trở thành doanh nghiệp quảng cáo thông thường. Cũng từ năm 2002, mỗi 2 năm 1 lần, công ty Thanhs thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường và/hoặc xây dựng các chương trình hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp. Nhiều hoạt động đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng.

Năm 2004, hoạt động tư vấn chiến lược thương hiệu của Thanhs đặt dấu mốc bằng hợp đồng tư vấn chiến lược cho một loạt doanh nghiệp cỡ vừa như Công ty CP Sơn Á Châu (nhà máy ở Bắc Ninh), Công ty CP Trà Thái Nguyên, Ngân hàng Công thương chi nhánh phía bắc,… Đến 2010, hoạt động tư vấn chiến lược thương hiệu của Thanhs đã trở thành dòng sản phẩm chủ đạo của doanh nghiệp và hỗ trợ tư vấn tới trên 2000 doanh nghiệp trên cả nước. Thương hiệu cá nhân của chuyên gia Đặng Thanh Vân cũng được ghi nhận bởi cộng đồng và giới chuyên môn.

Năm 2014, chuyên gia Đặng Thanh Vân ra mắt cuốn sách 10 bước cất cánh thương hiệu, đánh dấu một nấc thang phát triển mới về chất của Thanhs. Cuốn sách là cẩm nang quý cho Doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình xây dựng thương hiệu từ khởi nghiệp đến dẫn đầu. Cũng trong năm 2014, khóa học đầu tiên “Người học việc” khóa chuyên sâu về chiến lược thương hiệu tại thị trường Phía Bắc ra đời, là sự cống hiến của chuyên gia cho cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp. Khóa đã đào tạo miễn phí cho khoảng 50 học viên là doanh nghiệp khởi nghiệp và sinh viên năm cuối các trường kinh tế.

Cùng với Người học việc, công ty Thanhs cũng đã xây dựng chương trình Startup Branding, là một mô hình khởi nghiệp nhằm hỗ trợ tư vấn cho các doanh nhân trẻ khởi nghiệp. Đến nay, Startup Branding là cộng đồng khởi nghiệp hoạt động tích cực và đã tư vấn trực tiếp được trên 200 doanh nghiệp và hàng ngàn lượt doanh nghiệp hỗ trợ qua các kênh online. Mục tiêu đến 2020, dự án sẽ hỗ trợ được 10,000 doanh nghiệp trên tất cả các kênh tư vấn trực tiếp và online.

Năm 2015, khóa học chuyên nghiệp về Chiến lược thương hiệu dẫn đầu dành cho Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SMEs) – SmeBrand ra đời đã tiếp nối thành công của Người học việc, trở thành một cộng đồng nghiên cứu thương hiệu dành riêng cho Doanh nghiệp SME. Hiện nay trên thị trường cả nước, SMEBrand vẫn là khóa đào tạo và nghiên cứu duy nhất về chiến lược thương hiệu dành cho doanh nghiệp SME Việt Nam.

Tháng 7 năm 2016, Công ty Thanhs chính thức ra mắt hệ thống nhận diện thương hiệu mới. Ghi dấu chặng đường 16 năm phát triển.

Trong quá trình tư vấn dành cho khách hàng, các chuyên gia nhận thấy, doanh nghiệp SMEs không chỉ cần được hỗ trợ về chiến lược thương hiệu, mà còn khá yếu và cần được hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp, vì vậy, Trong định hướng 10 năm 2016 – 2025, Thanhs sẽ tập trung vào 2 mảng chính là Tư vấn chiến lược Thương hiệu và Tư vấn chiến lược quản trị doanh nghiệp.

 

  1. Lĩnh vực sản phẩm dịch vụ cụ thể bao gồm:
  2. Tư vấn chiến lược thương hiệu: Kinh nghiệm 16 năm của đội ngũ chuyên gia tư vấn hàng đầu đã đem lại những giải pháp chiến lược thương hiệu đặc biệt hiệu quả với doanh nghiệp vừa và nhỏ; giúp tăng trưởng đột phá và phát triển bền vững.
  3. Tư vấn Quản trị Doanh nghiệp: Bao gồm Quản trị Chung, quản trị hệ thống Tài chính, nhân sự và hệ thống Kinh doanh (Sales & Marketing)
  • Các chuyên gia tư vấn quản trị trên 30 năm kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình phát triển: xây dựng chiến lược, tài chính, nhân sự và kế hoạch triển khai với tiêu chí phù hợp – hiệu quả – chuyên nghiệp.

    Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược Marketing: xây dựng kế hoạch marketing tổng thể từng giai đoạn, tư vấn chiến lược sản phẩm, chiến lược định giá, chiến lược khác biệt hoá sản phẩm, chiến lược phát triển kênh phân phối, tư vấn quy trình bán lẻ, tư vấn quy trình chăm sóc khách hàng, xây dựng bộ tài liệu quy chuẩn về toàn bộ quy trình hoạt động của doanh nghiệp, Tổ chức sự kiện, Quan hệ công chúng (PR), Kế hoạch truyền thông, Viết nội dung PR, Đặt chỗ quảng cáo, PR doanh nghiệp, PR cộng đồng, Copywriting , Viết bài PR, Viết nội dung web, Viết thông cáo báo chí, Viết nội dung brochure, Viết báo cáo thường niên…
  1. Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu:Không đơn thuần là đặt tên thương hiệu hay thiết kế logo; Thanhs đem đến cho doanh nghiệp những giải pháp sáng tạo hình ảnh thương hiệu độc đáo, là công cụ đắc lực xây dựng hình ảnh; thu hút sự quan tâm từ khách hàng của doanh nghiệp.
  2. Đào tạo public và đào tạo inhouse cho các tổ chức

Đào tạo Public với các khóa học SMEBrand và Nhân hiệu lãnh đạo đã triển khai và có kết quả tốt.

TRIẾT LÝ

Chúng tôi trân trọng và quan tâm đến mỗi đối tác bên trong và bên ngoài tổ chức, tạo lập văn hoá Thanhs với phương châm:

Hợp tác: Mục tiêu cốt lõi của Thanhs là nỗ lực sáng tạo các sản phẩm kết tinh giá trị nhằm tăng cường sức mạnh thương hiệu của khách hàng. Chúng tôi sản xuất và cung ứng dịch vụ với sự sáng tạo và hoàn thiện không ngừng nhằm đem lại cho khách hàng các sản phẩm có lợi ích cao nhất.

Giá trị: Các chuyên gia và nhân sự của Thanhs luôn tập trung nghiên cứu, đúc kết, sáng tạo không ngừng để đem lại những giá trị vượt trội cho Khách hàng và cộng đồng thông qua hệ thống những giải pháp tư vấn, đào tạo và hỗ trợ Doanh nghiệp.

Tín nhiệm: Qua 16 năm nỗ lực cống hiến, Thanhs Branding đã trở thành một TRUSTED BRAND trong tâm trí của Khách hàng và cộng đồng. Thanhs trân trọng và cam kết nỗ lực hết mình để giữ vững niềm tin đó.

Toàn tâm: Tất cả các thành viên của Thanhs đều chung sức xây dựng & thực hiện Cam kết TOÀN TÂM VÌ SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU VIỆT

SỨ MỆNH

Với sứ mệnh sáng tạo giá trị thương hiệu bền vững, các thành viên của Thanhs không ngừng nỗ lực nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo để đem tới những giá trị vượt thời gian, đưa đến các giải pháp hiệu quả và phù hợp tới từng mô hình kinh doanh.

TẦM NHÌN

Là người dẫn đầu trong lĩnh vực Tư vấn thương hiệu, Quản trị dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thanhs nỗ lực toàn tâm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ nền tảng vững chắc từ chiến lược Thương hiệu, chiến lược Quản trị doanh nghiệp.

Đến 2020, Thanhs cam kết đồng hành và thúc đẩy 50.000 doanh nghiệp Việt Nam trở thành các thương hiệu vững mạnh, cất cánh ra biển lớn.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI: TÂM – TINH – THỰC – TRI – TUỆ

  1. TÂM
    Toàn tâm đồng hành với thương hiệu Việt là triết lý đầu tiên mà tất cả các chuyên gia tư vấn và nhân sự của Thanhs đã cam kết trong suốt quá trình phát triển và trưởng thành. Sự toàn tâm không chỉ thể hiện ở mức độ cam kết 100% trong công việc mà còn là sự tâm huyết của các chuyên gia đối với các doanh nghiệp thông qua hoạt động tư vấn đồng hành.
  2. TINH
    Tinh túy là một trong những giá trị bất biến mà Thanhs nỗ lực trau dồi, không chỉ trong lĩnh vực thiết kế, sáng tạo mà còn trong văn hóa tổ chức và phát triển nghề nghiệp để đạt đến đỉnh cao tinh hoa, tuyệt kỹ. Các nhân sự của Thanhs luôn được rèn luyện, đào tạo, học hỏi không chỉ về nghề nghiệp, mà còn tất cả các lĩnh vực đời sống, văn hóa, nghệ thuật và xã hội.
  3. THỰC

Thực tiễn là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong triết lý tư vấn của Thanhs. Là những chuyên gia đi lên từ thực tiễn, đã trải qua quá trình khởi nghiệp, tự vận hành tổ chức, doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, chứ không phải là những giáo sư kinh viện tại các trường đại học; Thanhs cung cấp cho khách hàng những bộ giải pháp thực tế, phù hợp thực tiễn doanh nghiệp và phù hợp môi trường kinh doanh tại địa phương.

  1. TRI

Tri thức, nếu chỉ có thực tiễn mà không có tri thức thì chưa thể là những chuyên gia mà mới chỉ là những kỹ sư thực hành. Ở Thanhs, từng nhân viên đều hiểu rõ lộ trình phát triển nghề nghiệp và định hướng để trở thành các chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Tri thức là sự kết tinh các tinh hoa của nhân loại giúp Thanhs thực thi sứ mệnh “sáng tạo giá trị thương hiệu bền vững”.

  1. TUỆ

Thấu tuệ, không đơn thuần là ứng dụng tri thức vào thực tiễn để đem đến những giải pháp giá trị cho doanh nghiệp. Thanhs nỗ lực đạt đến sự thấu tuệ, giác ngộ những quy luật bất biến của nhân loại và ứng dụng Phật pháp vào đời sống kinh doanh, vào triết lý tư vấn nhằm đem đến những giá trị nhân văn vĩnh hằng cho tổ chức và xã hội.

 

B – Phân tích hiện trạng

  1. Phân tích hiện trạng qua mô hình SWOT

S – Điểm mạnh

W – Điểm yếu

O – Cơ hội

T- Nguy cơ

 

  1. Năng lực cốt lõi -> lợi thế cạnh tranh

 

 

(http://www.dangthanhvan.com/danh-cuoc-tuong-lai-vao-nang-luc-cot-loi.html/)

 

  1. Mô hình kinh doanh

 

C – PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

  1. Phân tích vĩ mô (Mô hình PESTLE)

1.1 Môi trường kinh tế

Tốc độ phát triển của nền kinh tế, lãi suất, lạm phát, dự đoán phát triển

1.2 Môi trường nhân khẩu

Dân số, phân bố dân cư, trình độ học vấn kiến thức…

1.3 Môi trường văn hóa xã hội

Quan điểm, sở thích, thói quen mua hàng… và những đặc điểm văn hóa khác có thể tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.4 Môi trường công nghệ

Công nghệ không ngừng phát triển và thay đổi cuộc sống và thay đổi xu hướng thị trường. Nêu nên 1 vài xu hướng công nghệ đáng quan tâm (có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của công ty. VD: Sự phát triển của công nghệ thông tin làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng)

1.5 Môi trường chính trị pháp luật

Đặc điểm chính trị, phát luật của quốc gia mà công ty tham gia hoạt động. Sự ổn định của chính trị pháp luật là tiền đề thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư mở rộng phát triển.

Những bộ luật có ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của công ty(VD: luật doanh nghiệp, luật xuất nhập khẩu, luật thương mại điện tử…)

2 Phân tích vi mô

2.1 Qui mô thị trường

Dựa trên số liệu thống kê để tính toán qui mô (bằng tiền) của thị trường?

2.2 Phân khúc thị trường

Có những cách phân khúc thị trường chính nào? Đặc điểm của từng phân khúc thị trường?

2.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường là ai?

Điểm mạnh điểm yếu của đối thủ?

Đặc điểm, xu hướng cạnh tranh trong ngành là gì? (VD: tập trung cải tiến công nghệ hay tập trung giảm giá thành sản phẩm…)

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp (cùng ngành khác phân khúc) là ai?

2.4 Nhà cung cấp

Các nhà cung cấp chính của doanh nghiệp (đối tác bán hàng, đối tác cung cấp các tư liệu sản xuất như máy móc, giấy…)

Uy tín của các nhà cung cấp như thế nào? Có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp không?

2.5 Phân tích khách hàng

Khách hàng của công ty là ai? Các cách thức tiếp cận phổ biến thường được áp dụng đối với đối tượng khách hàng này?

Khả năng đàm phán về giá cũng như lợi thế của khách hàng có lớn không? (nếu thị trường độc quyền thì thị khả năng đàm phán là không lớn, ngược lại thị trường phân tán thì khách hàng có lợi thế đàm phán tốt hơn)

2.6 Sản phẩm thay thế

1 vài sản phẩm dịch vụ chính có thể thay thế cho sản phẩm dịch vụ của công ty

2.7 Tương lai của ngành

1 vài nhận định quan trọng của công ty về xu hướng của ngành trong tương lai: ngắn hạn (dưới 1 năm) trung và dài hạn (1 đến 5 năm)?

  1. Định hướng mang tính chiến lược.

 

E –  KẾ HOẠCH MARKETING

Mục tiêu của các chiến lược marketing mà công ty thực hiện (mở rộng thị trường, tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu hay hỗ trợ bán hàng…)

  1. ĐỊnh vị cạnh tranh và định vị thương hiệu từng nhãn hàng,

 (Bản đồ định vị thị trường)

 

  1. Chiến lược sản phẩm định hướng 2018 (Sử dụng mô hình Ansoft)

2.1 Mô hình Ansoft về phát triển sản phẩm

– Chiến lược sản phẩm cũ/ thị trường cũ

– Chiến lược sản phẩm mới / thị trường cũ

– Chiến lược sản phẩm mới / thị trường mới

– CHiến lược sản phẩm mới / thị trường cũ

2.2 Mô hình 5 cấp độ sản phẩm – Philip Kotler

  1. Chiến lược Giá cả
  2. Chiến lược phân phối
  3. Chiến lược truyền thông

 

 

F –  KẾ HOẠCH BÁN HÀNG

1 Mục tiêu bán hàng

Mục tiêu bán hàng của công ty trong từng giai đoạn (doanh thu, doanh số, giá bán…)?

Các cơ sở để đạt được mục tiêu?

2 Kênh bán hàng

Các kênh bán hàng nào sẽ được công ty sử dụng?

Cách thức tổ chức các kênh bán hàng ( bán hàng trực tiếp hay qua đại lý, hệ thống đại lý tổ chức như thế nào, có nhân viên bán hàng cộng tác viên hay không…)

Làm sao để gia tăng hiệu quả của các chương trình bán hàng?

3 Tổ chức chương trình bán hàng (nếu có. VD: chương trình bán hàng giảm giá, khuyến mãi, chiết khấu cho đại lý…)

4 Tổ chức hoạt động bán hàng

Sơ đồ triển khai hoạt động bán hàng? Kế hoạch xây dựng hệ thống, hoàn thiện mô hình, triển khai chương trình bán hàng…

 

G – KẾ HOẠCH NHÂN SỰ

  1. Mô hình tổ chức

Sơ đồ tổ chức?

  1. Chính sách nhân sự

Kế hoạch phát triển hệ thống nhân sự?  Cách thức gia tăng hiệu quả của hệ thống nhân sự?

  1. Phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp

 

H – KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

Phần tài chính thì căn cứ vào báo cáo tài chính trong quá khứ và các thông tin liên quan đến hoạt động bán hàng: doanh thu, doanh số… để cân đối với kế hoạch marketing, bán hàng, nhân sự…

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp: làm sao tối ưu hóa dòng tiền? dự phòng rủi ro như thế nào? Công ty có thể huy động tài chính từ đâu?…

  1. Kế hoạch huy động và sử dụng vốn

Nhu cầu đầu tư là bao nhiêu?

Phân bổ vào những việc gì?

Phân tích các chỉ số đầu tư? (ROA,ROE, NPV, IRR…)

(https://dautuchungkhoan.org/he-so-roe-la-gi-return-on-equity-ty-so-loi-nhuan-rong-tren-von-chu-so-huu/)

  1. Giả định quan trọng
  2. Phân tích điểm hoà vốn
  3. Kết quả hoạt động kinh doanh

4.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại

4.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dự kiến

5 Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến

5.1 Bảng lưu chuyển tiền tệ hiện tại

5.2 Bảng lưu chuyển tiền tệ dự kiến

6 Bảng cân đối kế toán

6.1 Bảng cân đối kế toán hiện tại

6.2 Bảng cân đối kế toán dự kiến

7 Bảng chỉ số tài chính

H – Phụ lục

 

Nguồn bài viết: 

Scroll to Top