Content Marketing là cụm từ được nhắc đến nhiều khi làm Marketing Online, tuy nhiên để thật sự hiểu về nó thì không phải ai trong ngành cũng thấu được.
Cùng Ý tưởng kinh doanh tìm hiểu tất tần tật kiến thức về Content Marketing là gì trong bài viết này nhé!
1. Content Marketing là gì ?
Đứng trước câu hỏi này, có khá nhiều bạn trẻ trả lời rằng, Content Marketing là “xây dưng nội dung cho marketing”. Thế nhưng đây không phải là câu trả lời chính xác.Content marketing có thể hiểu đơn giản theo công thức sau:
CONTENT MARKETING = SẢN XUẤT + PHÂN PHỐI NỘI DUNG MARKETING
Mỗi phút trôi qua, marketing truyền thống càng trở nên kém hiệu quả. Là một Marketer nhạy bén, bạn phải luôn tìm ra những phương pháp marketing tốt hơn. Chính vì vậy Content Marketing cũng được hiểu “Là một phương pháp marketing tập trung vào việc phân phối nội dung có giá trị, phù hợp và nhất quán nhằm thu hút, giữ chân và thúc đẩy hành động của người tiêu dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp”.
Thay vì chỉ biết bơm hàng tấn thông tin quảng cáo vào đầu khách hàng, bạn cần phải cung cấp nội dung thực sự liên quan và hữu ích cho nhóm khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng, để giúp họ giải quyết những vấn đề của họ.
Content marketing mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp ?
Có 3 lý do chính khiến các thương hiệu hàng đầu đang sử dụng Content Marketing như một trong các hoạt động chính:
- Content marketing giúp gia tăng doanh số bán hàng
- Content marketing là giải pháp marketing tiết kiệm chi phí hơn
- Content marketing đem lại những khách hàng chất lượng và trung thành hơn
Content Marketing là xu hướng tất yếu
Với việc bùng nổ marketing online, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn trong việc tiếp nhận thông tin. Họ sẽ bỏ qua, thậm chí là chặn hiển thị đối với một thương hiệu gây cho họ những cảm xúc khó chịu. Bạn đang đốt tiền cho quảng cáo, và quảng cáo thì đang nhồi nhét một cách ép buộc vào đầu khách hàng. Thế nhưng Content Marketing thì khác, nó mang lại những nội dung hữu ích và thực sự liên quan cho người tiêu dùng. Với những đặc tính đó, thì Content Marketing sẽ trở thành một xu hướng tất yếu là hiển nhiên.
Sẽ không thể Marketing nếu không có nội dung
Trong mọi hoạt động marketing, nội dung luôn là một phần tất yếu nằm trong hoạt động đó. Nội dung chất lượng là mảnh ghép không thể thiếu trong các hình thức marketing.
- Social media: Bạn sẽ được nhiều người biết tới nếu có những nội dung lan tỏa.
- SEO: Công cụ tìm kiếm sẽ đề xuất cho các doanh nghiệp sản xuất nội dung phù hợp, chất lượng.
- PR: Nội dung PR thành công là giải quyết được các vấn đề độc giả quan tâm.
Lịch sử của Content Marketing
Lịch sử của Content Marketing đang là một chủ đề được tranh luận sôi nổi. Một số chuyên gia cho rằng nó được bắt đầu từ khi con người ghi lại những bức tranh trong hang động. Một số khác cho rằng Content Marketing thực sự phát triển khi báo giấy ra đời. Nhóm còn lại cho rằng, Content Marketing ra đời là khi có sự xuất hiện của internet.
Những năm 1880-1890: Các ấn phẩm được gia tăng nhiều hơn nằm hướng đến người tiêu dùng.
Thực tiễn, hoạt động Content Marketing của các doanh nghiệp bắt đầu phát triển vào cuối thế kỷ 19. Giao thông, vận tải phát triển giúp họ kết nối tốt hơn với khách hàng của mình, điều mà họ không thể làm được trước đó.
Những người tiên phong của Content Marketing đã đưa ra một giải pháp mới – bạn không chỉ có thể quảng cáo dễ dàng hơn, mà còn có thể giữ họ ở lại lâu hơn, bằng cách cung cấp thông tin và kiến thức cho họ. Doanh nghiệp tập trung vào nhu cầu thông tin, lợi ích của khách hàng, thay vì đẩy mạnh việc kêu gọi mua hàng.
lịch sử content marketing 1880-1890
John Deere – Là một trong những thương hiệu tiên phong như vậy. Họ cung cấp những thiết bị, máy móc, giải pháp để cải thiện nông nghiệp. John Deere đã cho ra mắt tạp chí Furrow vào năm 1885, mục đích của tờ tạp chí này là cung cấp những kiến thức hữu ích, giúp người nông dân cải thiện hoạt động canh tác của mình.
Những năm 1900-1910: là thời đại của Marketing Mix: nhắm mục tiêu đối tượng.
Nhà hùng biện Francis Woodward, chủ sở hữu công ty thực phẩm Genesee, đã gặp vấn đề. Ông đã bảo hộ thương hiệu Jell-O vào năm 1889. Nhưng mọi nỗ lực của ông nhằm biến nó thành món ăn nổi tiếng của Mỹ đã thất bại, với doanh thu cực kỳ bết bát.
lịch sử content marketing 1900-1910
Nhưng may mắn, ông đã thay đổi phương pháp marketing của mình. Ông cho ra một dòng sản phẩm mới. Đồng thời ông cho đặt quảng cáo trên tạp chí Ladies Home khiến cho doanh thu tăng vọt. Woodward đã nhờ những nhân viên bán hàng phân phát miễn phí các tập sách chứa công thức nấu, để làm món bánh Jell-O. Chiến dịch này đã rất thành công, đến năm 1906, công ty ông đã kiếm được 1 triệu đô la.
lịch sử content marketing 1900-1910 – Jell-O
Tại sao chiến dịch này lại trở nên hiệu quả ? Bởi vì Jell-O đã tạo ra nội dung hấp dẫn và hữu ích cho nhóm khách hàng lý tưởng là những người nội trợ.
Những năm 1920-1930: Marketing và cuộc cách mạng của radio
Từ những năm 1920, sự xuất hiện của radio ngày càng phổ biến. Tiếp cận người tiêu dùng thông radio đã trở thành ưu tiên cốt lõi của các nhà tiếp thị thời bấy giờ. Sears-Roebuck đã mua một không giờ phát sóng trên radio để nhắm vào các khán giả quan tâm đến ngành nông nghiệp. Họ đã phát sóng các số radio hữu ích cho nông dân trong suốt cuộc khủng hoảng giảm phát.
(Lịch sử content marketing-Radio-1920-1930
Từ những kinh nghiệm này, những doanh nghiệp thấy rõ họ cần phải có những khung giờ phát sóng trên radio, thậm chí là sở hữu riêng cho mình một tần số radio. Họ muốn thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng của họ thông qua sóng phát thanh.
Những năm 1960-1970: Các chiến dịch đa kênh đặt nền tảng cho Content Marketing trong tương lai.
Với sự phát triển của truyền hình vào giữa thế kỷ 20, các doanh nghiệp bắt đầu tận dụng cơ hội để tạo ra một thông điệp nhất quán về thương hiệu và sản phẩm của họ trên nhiều phương tiện.
(Lịch sử content marketing 1960-1970)
Kết quả là các chiến dịch đa kênh bắt đầu bùng lên. Ví dụ, Exxon đã phát triển một “Call-to-action” hấp dẫn xung quanh logo thương hiệu của họ, một chú hổ đại điện cho người nhân viên đổ xăng, chúng được phát trên nhiều kênh khác nhau.
Những năm 1980: Sự chuyển đổi từ truyền hình sang truyện tranh thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu, và báo hiệu sự đổi mới của Content Marketing trong thương lai.
Năm 1982, Hasbro hợp tác với Marvel để sản xuất một cuốn truyện tranh về người lính đồ chơi, được gọi là là GI GI Joe: Một biểu tượng anh hùng thực sự của nước Mỹ.
Lúc bấy giờ, luật quảng cáo trên truyền hình hạn chế số lượng phim hoạt hình liên quan đến quảng cáo đồ chơi. Hasbro quyết định thực hiện một canh bạc mang tính cách mạng, và tạo ra một quảng cáo truyền hình chỉ để quảng cáo cho bộ truyện tranh của ông.
Lúc bấy giờ chưa có một doanh nghiệp nào, quảng cáo sản phẩm thông qua việc kết hợp truyện tranh và truyền hình.
Trong vòng 2 tháng, kể từ lần phát hành truyện tranh đầu tiên, khoảng 20% số bé trai từ 5 đến 12 tuổi đều có 2 hoặc nhiều đồ chơi GI-Joe. Bảy năm sau, hai trong số 3 cậu bé cùng tuổi có ít nhất một món đồ chơi GI-Joe. Lúc này bộ truyện tranh GI-Joe là một trong những bộ truyện tranh bán chạy nhất của Marvel.
(Lịch sử content marketing 1980)
Những năm 1990: Thời đại của Digital và Content Marketing bùng nổ trên internet.
Trong những năm này, mọi thứ thay đổi cho các Marketer. Với việc sử dụng máy tính trở nên phổ biến, các nhà tiếp thị đã chuyển trọng tâm từ truyền hình, phương tiện in ấn, gửi thư tay thay thế bằng các phương tiện kỹ thuật số. Các trang web, blog bắt đầu mọc lên nhiều hơn, các doanh nghiệp bắt đầu tìm thấy nhiều cơ hội tiếp thị thông qua Email.
Giờ đây, bất cứ ai có internet đều có thể tạo ra nội dung và quảng bá rộng rãi mà chi phí mức chi phí rất thấp. Lúc này kênh truyền thông phổ biến nhất để cung cấp nội dung chính là những blog.
(Lịch sử content marketing 1990)
Những năm 2000: Sự bùng nổ tiếp diễn với sự gia tăng của các mạng xã hội.
Trong thế kỷ 21, những nền tảng truyền thông mới bắt đầu xuất hiện – Mạng Xã Hội. Các kênh như Twitter, Facebook, LinkedIn, Youtube, Instagram… đã mang đến những cơ hội mới cho các thương hiệu để thu hút,giải trí cho khách hàng mới và khách hàng hiện tại.
Nhưng các nền tảng mới đồng nghĩa là những thách thức mới. Các thương hiệu cạnh tranh khốc liệt với nhau. Những dùng phải tiếp nhận quá nhiều thông tin không cần thiết. Điều này đã tạo điều kiện cho các thuật toán xếp hạng, thuật toán hiển thị được ra đời.
(Lịch sử content marketing 2000)
5 bài học từ lịch sử Content Marketing
1 Chất lượng hơn số lượng
Nếu nội dung của bạn không khác biệt, bạn sẽ bị lãng quên. Nội dung cạnh tranh ngày càng gay gắt và mạng xã hội ngày càng tinh vi hơn
Để chống lại nghịch lý này, bạn cần phải tập trung vào nội dung chất lượng để gây được tiếng vang với khán giả của bạn. Hãy tạo ra chỉ một hoặc vài kênh nội dung chất lượng cao, thay vì dàn trải tạo nhiều kênh nội dung chất lượng trung bình.
2. Lịch sử có thể lặp lại
Vào đầu thế kỷ 20, khán giả đã nghe nghe các nội dung qua sóng phát thanh đến từ P&G. Cùng với ý tưởng đó, trong thời kỳ hiện tại General Electric cũng đang tận dụng phương pháp này để tạo ra podcast thú vị.
Lịch sử có thể lặp lại, ta có thể tận dụng những ý tưởng cũ để làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Tất nhiên, đừng quên vận dụng và cải biến cho những nền tảng truyền thông thời nay.
3. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu của bạn
Hiểu đối tượng mục tiêu của bạn, biết họ sử dụng kênh nào và loại nội dung nào cộng hưởng với họ.
Cả Jell-O và P&G đều nhắm đến những phụ nữ một cách hiệu quả (cụ thể là các bà nội trợ), bằng cách sáng tạo ra những nội dung hữu ích như: kiến thức nấu ăn, làm đẹp…
Họ biết sử dụng phương pháp tốt nhất để truyền đạt nội dung đó, như quảng cáo trên tạp chí liên quan, phát sóng trên radio vào ban ngày – là khung giờ mà các bà nội trợ ở nhà.
4.Thích nghi hoặc là chết.
Chiến lược Content Marketing của bạn phải thích ứng với nhu cầu của từng kênh mới, luôn đi đầu trong trong các tiến bộ công nghệ, và theo kịp các thay đổi trong thực tiễn tiếp thị nội dung. Nếu bạn không liên tục đánh giá hiệu quả của chiến lược Content Marketing, thì việc bạn bị đào thải khỏi cuộc chơi là điều tất yếu.
5. Nắm bắt cơ hội.
Từ The Furrow đến Jell-O, GI-Joe… rất nhiều ví dụ sáng chói từ lịch sử Content Marketing, đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định.
Nhưng làm thế nào để Hasbro biết rằng mẩu quảng cáo cho cuốn truyện tranh trên các kênh truyền hình sẽ mang lại hiệu quả ? Và John Cleese có nghĩ rằng video Youtube của mình sẽ được lan tỏa hay không ?
Bí mật nằm ở việc tiếp cận và phân tích dữ liệu. Biết sử dụng dữ liệu, bạn sẽ khiến cho chiến lược Content Marketing trở nên hiệu quả. Nhưng nếu bạn không sẵn sàng nắm bắt cơ hội và thử các phương pháp mới, bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội làm nên lịch sử !
3 điều doanh nghiệp đang ảo tưởng về Conetnt Marketing
Rõ ràng, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Content Marketing trong một doanh nghiệp. Content Marketing có thể đem lại những hiệu quả nhất định mà những phương pháp quảng cáo thông thường không thể làm được. Content Marketing giúp doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng, điều khó có thể làm được trong những năm 1890.
Thế nhưng Content Marketing không phải là tất cả, có những điều Content Marketing không thể tự mình giải quyết. Một thực trạng cho thấy, còn có khá nhiều doanh nghiệp đang ảo tưởng về Content Marketing, tập trung chính vào 3 điều sau:
(3 điều doanh nghiệp đang ảo tưởng về content marketing)
1. Có Content Marketing không đồng nghĩa là tăng doanh thu
Hiện nay nhiều chủ doanh nghiệp đang nghĩ rằng “À… mình đang bán được 1000 đơn hàng mỗi tháng mà chưa tập trung làm nội dung, vậy nếu mình mà làm thêm nhiều nội dung thì sẽ có nhiều đơn hàng hơn nữa”. Thực tế thì mọi chuyện có diễn ra như vậy không ? Mọi chuyện không hoàn toàn diễn ra như vậy.
Với suy nghĩ như trên, nhiều doanh nghiệp đã đi vào xây dựng phòng nội dung, hay thuê ngoài dịch vụ sản xuất nội dung. Nhưng thực tế doanh thu thì vẫn không tăng, ngược lại họ còn đang gồng gánh những khoản lỗ đến từ việc đầu tư cho nội dung.
(3 điều doanh nghiệp đang ảo tưởng về content marketing)
Vậy họ đã nhầm lẫn ở đâu ? Những doanh nghiệp đang đầu tư cho Content Marketing nhưng chưa cải thiện doanh thu, phần lớn đến từ 3 nguyên nhân:
- Content Marketing là hoạt động cần được đầu tư dài hạn, trong khi bạn lại muốn doanh thu tăng đột biến ngay từ những bước đầu => Bạn đang ảo tưởng đó, điều này là không thể !
- Content Marketing cần xuất phát từ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Thế nhưng nhiều doanh nghiệp chưa hình thành được những cốt lõi bền vững, dẫn đến nội dung không nhất quán, khiến cho khách hàng thiếu niềm tin khi mua hàng.
- Không hiểu insight khách hàng: nếu bạn có tiếp tục sản xuất nội dung, thì bạn cũng chỉ mang đến cho khách hàng những món ăn không hợp khẩu vị. Vai trò của Content Marketing là thiết lập mối quan hệ bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nhưng với những nội dung kém chất lượng bạn đang đuổi khách đi mỗi ngày.
2. Có Content Marketing không đồng nghĩa là cắt giảm chi phí quảng cáo.
Tồn tại một tư duy sai lệch ở số ít các nhà quảng cáo và doanh nghiệp, họ cho rằng “Nội dung hay thì mức độ lan tỏa sẽ nhiều hơn, đồng nghĩa sẽ được nhiều người tiếp cận hơn. Khi có nhiều người tiếp cận, lúc này ta nên giảm chi phí quảng cáo”. Họ cho việc giảm chi phí quảng cáo nhờ nội dung chất lượng là một thành công.
(Cắt giảm chi phí quảng cáo)
Thế nhưng việc cắt giảm chi phí quảng cáo chỉ là cái lợi trước mắt. Như ở phần đầu, chúng ta đã đề cập: Content Marketing là hoạt động cần có sự đầu tư lâu dài. Hiệu quả của Content Marketing mang lại là sự cộng hưởng quả nhiều yếu tố. Quảng cáo hay quảng bá là một trong những yếu tố then chốt để phân phối nội dung đến đối tượng mục tiêu.
Ngày hôm nay bạn có thể cắt giảm ngân sách vì sở hữu những nội dung lan truyền, vậy tại sao bạn không dữ nguyên ngân sách, thậm chí là tăng ngân sách quảng cáo để nội dung của bạn có thể đi xa hơn nữa. Nhưng nguy hiểm hơn là những ngày sau, liệu bạn có liên tục sản xuất ra những nội dung chất lượng hay không ?
3. Mới lạ không đồng nghĩa là sẽ đem lại hiệu quả
Những cụm từ “Bắt trends; Short video; infographic….” trở nên quen thuộc với những người làm nội dung luôn hướng đến những sự mới lạ. Thế nhưng hiệu quả (tức mức độ chuyển đổi) của những hình thức thể hiện đó có cao không ?
(Content marketing – quảng cáo độc lạ)
Đôi khi chúng ta chỉ chăm chăm chạy theo những hình thức bên ngoài là những cách thể hiện nội dung theo những cách mới thu hút hơn. Thế nhưng chúng ta lại bỏ qua những thứ gọi là chiều sâu của nội dung: là sự thấu hiểu, là việc nêu vấn đề, đưa ra giải pháp thế nào, làm thế nào để kêu gọi khán giả hành động sau khi đọc, xem nội dung ?
Và nếu bạn muốn có những nội dung chất lượng, hãy luôn nhớ rằng: “Nội dung chất lượng là một nội dung thu hút và đem lại hiệu quả (hiệu quả chuyển đổi, KPI) . Yếu tố thu hút phần lớn thông qua hình thức thể hiện. Yếu tố hiệu quả phần lớn đến từ chiều sâu của nội dung”
Xây dựng “Chân dung khách hàng” cho chiến lược nội dung
Theo bạn sự khác nhau giữa một chàng trai thú vị và một chàng trai nhàm chán là gì ? Các cô gái hiểu rất rõ điều này nhưng lại không thể gọi tên một cách chính xác. Sự khác nhau ở 2 chàng trai này chính là “Sự thấu hiểu tâm lý”.
Nó thể hiện rất rõ thông qua việc nhắn tin. Các chàng trai nhàm chán sẽ bắt đầu một mẩu tin nhắn với câu hỏi muôn thuở “Em đang làm gì đấy/ Em đã ăn tối chưa ?”. Anh chàng lặp đi, lặp lại hành động này mỗi ngày, khiến cho cô cảm thấy tẻ nhạt, cô chỉ muốn trả lời cho qua chuyện. Và tất nhiên rồi, khả năng cưa đổ cô gái lúc này gần như bằng không. Nếu đổ thì chắc chắn anh ta rất giàu và cô nàng rất ham tiền ? !
Thế nhưng tại sao những cô nàng luôn say đắm chàng trai thú vị ? Bởi lẽ anh ta luôn tinh tế trong từng hành động. Từ việc nhắn tin anh ta đã khiến các cô luôn bất ngờ. Không bắt đầu mẩu tin nhắn như chàng trai nhàm chán kia. Sau khi cô nàng rời khỏi văn phòng, khi về nhà cô đã nhận được một tin nhắn từ anh “Chắc giờ này em chưa ăn tối nhỉ, anh có đặt một phần salat, người ta sẽ mang tới sau 20 phút nữa nhé, chúc em ngon miệng <3”. Vâng, nếu là một cô gái khi nhận mẩu tin này sẽ rất ấm lòng chứ ? Và khả năng cưa đổ cô nàng lúc này thế chắc chắn rất tiềm năng rồi !
Thông qua ví dụ này, ta thấy 2 anh chàng đều sử dụng chất liệu nội dung là tin nhắn để cưa cẩm cô nàng. Hình thức đều giống nhau ( nhắn tin qua facebook, zalo, SMS), nhưng chỉ có chàng trai thú vị là chiến thắng. Lý do thành công của anh là gì ? Anh ta đã tìm hiểu thói quen, hành vi, sở thích của cô gái để từ những cái tìm hiểu thông qua vài cuộc chuyện trò để trở nên thấu hiểu.
Tương tự trong Content Marketing, hoạt động này của chàng trai thú vị được gọi là xây dựng “Chân dung khách hàng”.
Chân dung khách hàng
Việc phác họa chân dung khách hàng thường dựa trên: các đặc điểm về nhân khẩu học, hành vi mua hàng, trình độ học vấn, sở thích, tình trạng hôn nhân. Để làm rõ điều này cần tổ chức khảo sát trực tiếp hoặc dựa trên các số liệu báo cáo từ Google Analytics, Facebook Insight…
Chân dung khách hàng sẽ giúp bạn:
- Xác định loại nội dung bạn cần
- Lên chiến lược, phong cách viết và kênh phân phối phù hợp
- Nhắm mục tiêu cho các chủ đề bạn nên viết
- Hiểu cách tiêu thụ thông tin của khách hàng
Bảng phác thảo chân dung khách hàng
Một bảng chân dung khách hàng cần trả lời được những câu hỏi sau đây:
(Bảng chân dung khách hàng)
Xây dựng hành trình mua hàng.
Khi đã xác định được chân dung của khách hàng, bạn cần tạo một hành trình mua hàng để thấu hiểu cảm xúc và quyết định của khách hàng trong suốt quá trình mua hàng. Hành trình này sẽ giúp bạn phát triển một chiến lược nội dung tác động trực tiếp vào quá trình mua và trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ của khách hàng.
Ta sẽ dựa vào bảng sau để xây dựng hành trình mua hàng:
(Bảng hành trình mua hàng)
Ma trận nội dung
Khi bạn đã có hành trình mua hàng của mình, bạn có thể tạo ra một ma trận nội dung. Hãy sử dụng nó để giao thoa nội dung vào từng giai đoạn mua hàng của khách hàng, đồng thời xác định giai đoạn nào bạn đang gặp phải vấn đề.
(Ma trận nội dung)
Big Idea: Xương sống của chiến lược content marketing
“Nếu có người gọi Nội dung là vua, vậy thì Big Idea chính là xương sống của ông vua đó”
Chắc hẳn bạn đã có đôi lần cảm thấy bí ý tưởng để xây dựng một nội dung bất kỳ. Thế nhưng đó không hẳn là điều tệ hại nhất. Điều làm chúng ta đáng lo ngại là việc: hôm nay bạn nghĩ ra một ý tưởng, bạn bắt tay vào thực hiện, để biến nó ngay thành một nội dung. Thế nhưng ngày mai bạn cần có thêm nội dung đăng tải, lúc này bạn lại chẳng có một ý tưởng nào cả.
Nếu suy sét trên góc độ của cả một doanh nghiệp, việc ý tưởng không liền mạch, liên tục bị đứt quãng, liên tục thay đổi. Thì trong vòng một năm, hai năm bạn cũng chưa thể định vị sản phẩm, thương hiệu của bạn trên thị trường. Khách hàng chỉ nhớ bạn làm gì, bạn cung cấp gì chứ họ không thể nhớ điều đặc biệt nhất của bạn là gì, bạn có những ưu điểm gì ?
Vậy làm thế nào để nội dung trở nên nhất quán, làm thế nào thể nghĩ ra ý tưởng có thể sử dụng trong vòng 2 năm ? Câu trả lời đó chính là – BIG IDEA
ZOOPLA CAMP: Case Study điển hình về BIG IDEA
Zoopla được xem là một trong những sàn thương mại điện tử chuyên rao bán, cho thuê bất động sản hàng đầu tại Anh quốc. Với chiến dịch này, Zoopla xuất phát từ ý tưởng nhân cách hóa những chú cua mang trên mình những ngôi nhà mô hình.
Chiến dịch này đã kéo dài kể từ 2017 cho đến nay. Các hình ảnh, nhận diện trên website đều lấy hình ảnh chủ đạo là chú cua mang trên mình ngôi nhà.
( Trang chủ của Zoopla)
Đội ngũ của Zoopla đã rất công phu, họ đã cho sản xuất những vỏ ốc có đính sẵn những ngôi nhà bên trên. Việc còn lại là chọn những chú cua sắp đến ngày thay vỏ ốc. Chúng sẽ đổi nhà bằng việc bỏ chiếc vỏ ốc cũ trật trội sang những ngôi nhà mới là những vỏ ốc đã được Zoopla thiết kế sẵn. Khi có những vỏ mới, những chú cua đã vô tình lọt vào con mắt hiếu kỳ của các vị khách du lịch. Họ đã ghi lại hình ảnh những chú cua và phát tán trên mạng xã hội. Và chiến dịch đã trở nên thành công, lan rộng trên toàn lãnh thổ Anh quốc kể từ bấy giờ.
Big Idea là gì ?
Theo góc độ marketing “Big Idea là một ý tưởng lớn, được thương hiệu dùng để định hướng cho các hoạt động marketing cụ thể”
Một Big Idea cần trả lời được những câu hỏi
- ý tưởng này đi được bao xa ?
- Ý tưởng này giải quyết vấn đề gì ?
- Ý tưởng này có thể bẻ nhỏ được không ?
- Ý tưởng này có phải là độc nhất so với thời điểm hiện tại ?
- Ý tưởng này mất bao lâu để xây dựng ?
Quy trình phát triển BIG IDEA
(Quy trình phát triển Big Idea)
12 thể loại nội dung cơ bản về content marketing
1. Danh sách tổng hợp
Có thể bạn đã đọc ở đâu đó những tiêu đề thế này:
- Tổng hợp 20 homestay mộng mơ nhất xứ Đà Lạt sương mù.
- Check list 10 công việc hàng ngày của một Content Marketer.
2 tiêu đề trên được liệt vào thể loại nội dung “Danh sách/ tổng hợp”
(Nội dung tổng hợp)
Tại Việt Nam, hiện có một lượng lớn blog theo đuổi thể loại nội dung này, tôi có thể đơn cử một ví dụ điển hình đó là trang List.vn
Thể loại nội dung này phục vụ cho 2 đối tượng:
- Đối tượng thứ nhất: Những người chỉ muốn lướt qua, duyệt tiêu đề chính, tiêu đề phụ trong vài cái lăn chuột. Với đối tượng này ta chỉ cần xây dựng nội dung theo hướng liệt kê danh sách là phù hợp.
- Đối tượng thứ hai: Những người bỏ thời gian nghiên cứu để nhận nhiều giá trị. Với đối tượng này nội dung cần phải diễn giải chi tiết, có hướng dẫn cụ thể.
2. Chia sẻ kinh nghiệm/ hướng dẫn
Với thể loại nội dung này, tiêu đề thường bắt đầu bằng “Làm thế nào…/Cách để…/Chia sẻ…/Kinh nghiệm…”
(Nội dung chia sẻ kinh nghiệm)
Đối với những nội dung hướng dẫn, bạn đặc biệt phải chú ý đến hai khái niệm đó là “Cách” và “Bước”. Đối với những bài viết hướng dẫn cách làm, tâm lý người đọc sẽ muốn có càng nhiều cách càng tốt, vì vậy số cách bạn đưa ra nên dao động từ 5 đến 20 cách. Và nên nhớ nó thật ngắn gọn và súc tích.
Đối với những bài viết hướng dẫn các bước thực hiện, tâm lý người đọc sẽ muốn một quy trình thực hiện ngắn gọn, đơn giản và có khả năng thực hiện được luôn. Vì vậy bạn cần đưa ra được những bước thực hiện thực sự đơn giản và cụ thể.
Một blog điển hình cho thể loại nội dung này mà bạn có thể tham khảo đó là wikihow.vn
3. Nội dung hỏi – đáp (Q&A)
Chắc hẳn bạn không lạ với những ứng dụng trên Facebook như “40 tuổi bạn sẽ trông thế nào ?”. Và vì sự tò mò bạn đã click vào để trải nghiệm ứng dụng, bạn thích thú với hình ảnh của mình sau 40 tuổi, điều này khiến bạn chủ động chia sẻ hình ảnh trên facebook.
Hoặc gần đây, trào lưu đặt câu hỏi “Thí chủ có link không” cũng đang nở rộ trên các mạng xã hội, mỗi khi có một người nổi tiếng vướng phải một scandal. Và đây chính là thể loại nội dung hỏi đáp.
(Trào lưu “Thí chủ có…không ?”)
Với thể loại này, luôn được những marketer sử dụng triệt để khi đưa ra những câu hỏi trên fanpage để hỏi ý kiến khách hàng. Được các admin group sử dụng để thăm dò ý kiến thành viên.
Do có hoạt động hỏi-đáp nên môi trường áp dụng của thể loại này thường chỉ diễn ra trên các mạng xã hội, các diễn đàn. Hiện tại có một mạng xã hội đặt nền tảng phát triển là các nội dung hỏi đáp, đó chính là Quora.com
4. Phỏng vấn (Interview)
Những ngày social media chưa trở nên phổ biến, thì những hoạt động phỏng vấn chỉ được thực hiện thông qua những cơ quan truyền thông, phát ngôn. Lúc bấy giờ phóng viên thường là những người thực hiện phỏng vấn, mọi người thường lấy làm vinh hạnh, hoặc sẽ rất áp lực khi lọt vào ống kính của những phóng viên. Chính vì thế, tính chất của những nội dung phỏng vấn luôn luôn nóng hổi và thu hút nhiều sự quan tâm.
Nhưng kể từ khi mạng xã hội bùng nổ, thì ai cũng có thể trở thành phóng viên không chuyên. Bạn có thể cầm ngay một chiếc điện thoại, hỏi nhân viên trong công ty về việc “Bạn làm chuyện “Ấy” mấy lần một tuần”
(Video phỏng vấn dạo trên youtube)
Bạn có thể thực hiện phỏng vấn ở bất kỳ đầu, mà không còn bị giới hạn như trước.
Tận dụng điều này, hiện nay đã có nhiều channel đã phát triển lên thành những kênh “Phỏng vấn dạo” với hàng triệu lượt theo dõi. Ví dụ điển hình trên thế giới có kênh: BigDawsTv với 3,5 triệu lượt theo dõi trên facebook.
3 Cách thực hiện phỏng vấn phổ biến nhất:
- Phỏng vấn trực tiếp: Người hỏi và người trả lời sẽ trao đổi trực tiếp
- Phỏng vấn từ xa: Người hỏi và người đáp thực hiện phỏng vấn thông qua điện thoại, thiết bị ghi hình
- Phỏng vấn gián tiếp: Hình thức này thường thông qua tổng đài, câu hỏi của người hỏi sẽ được tổng hợp lại và được MC đặt câu hỏi cho khách mời trong các chương trình.
5. So sánh/ đánh giá
Việc nắm bắt hành vi mua hàng ngày càng trở nên phức tạp, trước khi mua một sản phẩm, khách hàng sẽ phải tìm hiểu thông tin sản phẩm rất nhiều. Đôi khi điều này là được bỏ qua, chỉ cần bỏ ra vài phút xem một video đánh giá sản phẩm, khách hàng đã quyết định đặt hàng.
Những nội dung đánh giá/ so sánh ngày càng có sức ảnh hưởng lớn, đặc biệt khi nó được thực hiện bởi những người có tầm ảnh hưởng sâu và rộng đến một nhóm cộng đồng.
Chúng ta có thể bắt gặp những nội dung đánh giá trên youtube như các kênh như:
Vinh Vật Vờ
(Vloger Vinh Vật Vờ)
Những nhóm sản phẩm thường được đánh giá/ so sánh như: Sản phẩm công nghệ, ô tô, xe máy, các nhân vật trong phim ảnh, truyện tranh, các dự án bất động sản…
VD: So sánh hiệu năng của Galaxy NOTE 9 và Iphone XS Max.
Để tạo ra được những nội dung đánh giá, người viết cần đóng vai là những người đã trải nghiệm sản phẩm. Trong khi so sánh giữa các sản phẩm với nhau, người đánh giá cần phải dựa trên những thước đo chung để kết luận cho các sản phẩm.
Những chủ đề thường xuất hiện bên trong của một nội dung đánh giá như:
- Có đáng mua không ?
- Đo lường hiệu năng, vận hành
- ưu/ nhược điểm
- Đề xuất các sản phẩm/ dịch vụ tương tự.
6. Tin tức/ nội dung cập nhật
Đây là thể loại nội dung được tạo ra không nhằm mục đích giữ chân những khách hàng, khán giả trung thành, nhưng nó lại đặc biệt có hiệu quả trong việc tăng lưu lượng truy cập trên website. Đối với fanpage, nội dung tin tức luôn cung cấp những điều thú vị, mới mẻ cho khán giả vì vậy nó luôn nhận được sự quan tâm.
VD: fanpage “Tôi Là Dân Thủ Đức” là một trang lấy nội dung trọng tâm là tin tức
(Nội dung trên fanpage Tôi Là Dân Thủ Đức)
2 yếu tố cần có để chiến thắng trong thể loại nội dung này:
- Bạn phải là người đầu tiên sở hữu tin tức
- Bạn phải là người độc quyền cho một nhóm nội dung nhất định
7. Chia sẻ tài liệu
Chắc hẳn bạn đã không ít lần để lại email cá nhân của mình trên những website, trong những group bất kỳ, chỉ để được chia sẻ một loại tài liệu mà mình muốn nhận được. Có có nhiều website công khai tài liệu để người dùng tự do tải về mà không cần phải đăng ký bất kỳ một thông tin nào
Những chủ đề hiệu quả dùng để làm tài liệu chia sẻ bao gồm:
- Tài liệu, biểu mẫu chuyên ngành
- Sách điện tử
- Phần mềm
- Tài nguyên thiết kế
8. Nội dung gây tranh cãi
Chắc hẳn các bạn không quên sự kiện “Cải cách Tiếng Việt” của giáo sư Bùi Hiền phải không nào. Có thể nói đó là một trong những sự kiện gây ra nhiều tranh cãi nhất tại Việt Nam. Cũng chính tại thời điểm này, đã có khá nhiều Vloger được biết tới nhờ những video nêu quan điểm của mình về cải cách Tiếng Việt. Trong đó phải kể đến Vloger số một tại Việt Nam hiện nay là Crisdevilgamer, Anh đã có hàng loạt video về chủ đề này. Điều đáng chú ý hơn, những video của anh được lan truyền chóng mặt trên facebook chỉ trong 2 giờ đồng hồ.
(Nội dung gây tranh cãi)
“Nội dung gây tranh cãi” được xem là một trong những nội dung có sức lan truyền tốt nhất. Nó thu hút sự tham gia của nhiều người, họ muốn bàn luận để thể hiện quan điểm của riêng mình. Để tạo ra những nội dung gây tranh cãi thành công, người tạo nội dung thường sẽ nêu quan điểm của mình về một sự kiện nổi bật (Hot trends).
Ngoài ra chính trị, tôn giáo, dân tộc, tục lệ, chương trình truyền hình… thường là những chủ đề tạo ra sự tranh cãi nhiều nhất.
9. Storytelling
Đây được xem là một trong những thể loại nội dung tuyệt vời nhất. Những câu chuyện thú vị luôn là chất xúc tác kỳ diệu giúp khán giả hào hứng tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm của bạn.
Trong quá trình làm việc tại Muaban.net và Mogi.vn, tôi đã cùng đội ngũ Agency thực hiện một Storytelling bằng video có tên “Đừng bắt em chờ”
(Video viral “Đừng bắt em chờ”)
Từ nội dung này, trên tổng các kênh truyền thông: các fanpage, group, youtube… chúng tôi đã nhận được trên 40 triệu lượt xem. Đáng bất ngờ hơn, đằng sau video này chúng tôi đã nhận được trên 1 triệu lượt truy cập website Mogi.vn chỉ trong 7 ngày kể từ khi video được phát sóng.
Vậy thế nào là một câu chuyện hấp dẫn ? Đó phải là một câu chuyện có nhân vật, ngôi kể, có xung đột xảy ra và cách mà các nhân vật đó giải quyết xung đột đó như thế nào. Những xung đột cần phải đẩy lên đến cao trào tột độ, quan trọng nhất cách giải quyết xung đột cần thực sự bất ngờ, khó đoán. Như vậy câu truyền của bạn mới thực sự hấp dẫn.
Storytelling thường được thể hiện bằng video, ảnh vẽ minh họa, và những câu chuyện do các bloger tạo ra. Một trong những blog điển hình đi theo thể loại nội dung này, phải kể đến Võ Tòng Đánh Mèo
(Nội dung trên fanpage Vo_tong_danh_meo)
10. Thống kê/ Nghiên cứu
Đây là nội dung được xây dựng dựa trên các số liệu thống kê, nghiên cứu về một chủ đề nhất định.
Ví dụ: Ngành bán lẻ và những diễn biến tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm. Hiện tại buzzmetrics đang là trang web hàng đầu chuyên cung cấp những số liệu thống kê về toàn cảnh Marketing của Việt Nam.
(Buzzmetrics)
*Lưu ý, thông tin nghiên cứu cần phải phải được trích dẫn nguồn chính xác nếu như nó không phải là của bạn.
11. Infographic (Đồ họa thông tin)
Đây là thể loại nội dung bao gồm các thông tin được tổ chức, sắp xếp và trình bày dưới dạng đồ họa. Với phương pháp này khán giả có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng, thích thú hơn.
Hiện tại mạng xã hội Pinterest đang là nền tảng số 1 thế giới lấy nội dung infographic là trọng tâm.
(Nội dung trên Pinterest)
12. Casestudy (ví dụ điển hình)
Sẽ thế nào, nếu bạn học một khóa học mà thầy của bạn không đưa ra được những ví dụ minh họa. Chắc hẳn đó chỉ là một lớp học mang tính lý thuyết, hàn lâm.
Chắc hẳn bạn đều biết đến một người thầy “Lê Thẩm Dương” rồi chứ. Vì sao thầy luôn là diễn giả cuốn hút nhất tại Việt Nam ? Đó là đến từ cái duyên từ bản thân và cách truyền đạt những kiến thức hàn lâm khó nhai trở nên dễ hiểu, hài hước. Với mỗi một kiến thức, khái niệm mới, thầy đều đưa ra những ví dụ điển hình để mổ xẻ, phân tích nó từ nhiều góc độ khác nhau.
(TS. Lê Thẩm Dương)
Đó là câu chuyện tại các lớp học, còn trên những blog chuyên ngành, người ta thường sử dụng những thành tựu từ cá nhân, công ty, những chiến dịch thành công để làm casestudy.
Quy trình D-P-D-P-R cho content marketing
Anh T – Giám đốc của một chuỗi cửa hàng trái cây và rau sạch tại TPHCM có tâm sự với tôi: Đội ngũ content của công ty anh đều là những bạn trên 2 năm kinh nghiệm, các bạn rất chăm chỉ, thế nhưng dù có chăm chỉ hơn nữa thì các bạn vẫn không thể đáp ứng đủ KPI. Không chỉ doanh nghiệp anh T gặp phải vấn đề trên, mà hiện tại còn rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải. Tại sao vậy ?
Nguyên nhân không hẳn đến từ năng lực của Content marketer, nó đến từ khâu quản trị, bạn chưa có một quy trình quản trị phù hợp cho hoạt động Content Marketing.
Tôi đã từng trải qua những điều tương tự như vậy. Những năm đầu tiên, vừa thực hiện chuyên môn và quản lý phòng nội dung. Công việc của tôi gần như quá tải, nhưng rồi một ngày, tôi phát hiện rằng: những công việc chuyên môn sẽ ngày càng tăng lên, vậy phải có một phương pháp quản trị hoạt động sản xuất và phân phối nội dung cho phòng của mình.
Phương pháp quản trị này sẽ chọn ra nhân sự chất lượng từ khâu đầu vào, kiểm soát dữ liệu một cách khoa học, đưa ra hệ thống kế hoạch sát sườn để thúc đẩy nhân sự bám sát KPI, kết nối nhân sự với nhau thông qua các quy trình làm việc nhóm, đánh giá được hiệu quả của từng cá nhân, cả phòng nội dung.
Tôi đã áp dụng nhiều quy trình khác nhau, và cuối cùng đã tìm ra được một quy trình quản trị đáp ứng được những yêu cầu bên trên. Đó là quy trình D-P-D-P-R:
- D là Data: quản trị dữ liệu cho Content Marketing
- P là Plan: Hệ thống chiến lược/ kế hoạch Content Marketing
- D là Doing: Cách tổ chức làm việc nhóm để sản xuất nội dung
- P là Publish: Các chiến thuật để quảng bá nội dung từ miễn phí đến trả phí.
- R là Report: Các hệ thống báo cáo, đo lường chất lượng nội dung
(Quy trình content marketing)
BƯỚC 1 – DATA: Xây dựng dữ liệu cho Content Marketing.
“Không có sự chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại”
Tôi rất thích câu nói đó, vì nó đúng cho mọi khía cạnh trong cuộc sống hay những hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn có sự chuẩn bị tốt nghĩa là bạn đã thành công 50%. Du cho bạn chỉ viết một mẩu quảng cáo nhỏ, thì bạn vẫn chuẩn bị tư liệu, hình ảnh, dàn ý cho bài quảng cáo đó. Còn đối cả hoạt động Content Marketing, khâu chuẩn bị ở đây có nghĩa là hoạt động xây dựng bộ dữ liệu bao gồm những nguyên liệu đầu vào cần thiết.
Một thực tiễn mà nhiều doanh nghiệp đang gặp phải, đó là hệ thống nội dung, hình ảnh doanh nghiệp không được nhất quán. Thậm chí còn rất nhiều doanh nghiệp lấy hình ảnh người mẫu nước ngoài để phục vụ cho các nội dung của mình. Lúc này bài toán định vị thương hiệu, giúp khách hàng ghi nhớ những hình ảnh về thương hiệu càng trở nên khó khăn. Nguyên nhân dẫn đến điều này, cũng là vì họ đã bị hổng ngay từ khâu xây dựng dữ liệu cho Content Marketing.
DATA – Dữ liệu cho Content Marketing, không chỉ là những con số nghiên cứu, những bản báo cáo về thị trường, khách hàng. Qua nhiều năm, trải qua nhiều dự án và cố vấn cho những doanh nghiệp, tôi đúc rút lại trong khâu xây dựng dữ liệu chúng ta cần phải chuẩn bị và chuẩn hóa những loại tài liệu sau:
- Bộ văn bản giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển doanh nghiệp
- Câu chuyện về thương hiệu
- Tư liệu video, hình ảnh về: Doanh nghiệp, tập thể, hình ảnh sản phẩm.
- Danh sách ấn phẩm: Bộ nhận diện thương hiệu, điểm bản, quảng cáo ngoài trời…
- Hệ thống giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
- Thông tin sản phẩm: Mô tả sản phẩm/ dịch vụ, bảng giá sản phẩm/ dịch vụ
- Hệ thống USP của doanh nghiệp
- Chân dung khách hàng
- Thông tin về đối thủ cạnh tranh
- Danh sách các nguồn tài liệu tham khảo bên ngoài
Bộ dữ liệu này cần được tổ chức và sắp xếp một cách khoa học, để đội ngũ của bạn có thể dễ dàng áp dụng. Thế nhưng việc xây dựng dữ liệu không phải là chuyện một sớm một chiều. Ta cần xác định những dữ liệu nào cần có trước (xét theo mức độ ưu tiên) và dữ liệu cần liên tục được cải tiến, cập nhật. Nếu sau 2 năm, hình ảnh doanh nghiệp, sản phẩm của bạn vẫn như vậy, chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đang dậm chân tại chỗ.
BƯỚC 2 – PLAN: Xây dựng chiến lược, kế hoạch thực thi
Sau khi xây dựng DATA, vậy lúc này chúng ta sẽ làm gì tiếp theo ? Chúng ta cần phải có những sự định hướng cho 1 tháng, 2 tháng, 1 năm và nhiều năm về sau. Nhưng sự định hướng cần phải nhất quán, không thể thích là thay đổi định hướng. Những sự định hướng mang tính nhất quán này ta gọi là “Chiến lược”.
Đối với Content Marketing, Một chiến lược đưa ra cần trả lời được những câu hỏi
Chiến lược Content Marketing này có khả thi không ?
Một chiến lược khả thi khi:
- Phù hợp với nguồn lực tài chính, nhân sự bên trong doanh nghiệp
- Giải quyết được những vấn đề đang tồn tại của phòng Content Marketing
- Có khả năng đi xa (ít nhất 1 năm) và phát triển kế tiếp.
- Có những Big Idea bên trong đó để tạo ra đột phá.
Có gì bên trong một chiến lược Content Marketing ?
Một bản chiến lược nội dung sẽ đưa ra định hướng nội dung trong những khoảng thời gian nhất định ( chiến lược cho 1 năm). Vậy những định hướng đó sẽ chỉ ra những chủ đề nội dung cho từng tháng, quý, năm mà doanh nghiệp nên hướng vào.
Một bản kế hoạch cho từng quý ( Master Plan) sẽ gồm những kế hoạch nhỏ bên trong như:
- KPI nội dung: KPI phân bổ theo từng kênh, KPI phân bổ theo từng nhân sự
- Web content Plan: Nội dung sản phẩm/ nội dung nói về doanh nghiệp
- Sales Content Plan: Những chương trình khuyến mãi, ưu đãi, kích cầu tiêu dùng
- SEO Content Plan: kế hoạch sản xuất nội dung blog, nội dung cho SEO
- Social Content Plan: Kế hoạch sản xuất, phân phối nội dung trên mạng xã hội
- PR Content Plan: Kế hoạch sản xuất, phân phối nội dung PR cho doanh nghiệp
- Big Camp Plan: Là kế hoạch sản xuất nội dung phục vụ cho những chiến dịch Marketing quy mô lớn của doanh nghiệp.
BƯỚC 3 – DOING: Teamwork hiệu quả để sản xuất nội dung
Thông thường, ta sẽ dành 10% quỹ thời gian để xây dựng hệ thống chiến lược kế hoạch, 60% quỹ thời gian để sản xuất nội dung, 20% quỹ thời gian để phân phối nội dung và 10% quỹ thời gian còn lại để đánh giá và cải tiến nội dung.
Vậy sản xuất nội dung là khâu quan trọng nhất trong toàn bộ hoạt động Content Marketing. Khi còn là một team startup nhỏ, quy mô nhân sự chỉ từ 3 đến 5 người, khối lượng nội dung cần sản xuất mỗi ngày chưa cao. Chỉ cần 1 người là đủ để đáp ứng cho mảng content.
Khi làm tiến hành công việc một mình thì mọi thứ trôi chảy, nhưng khi quy mô doanh nghiệp lớn hơn, khối lượng nội dung nhiều hơn, bạn tuyển thêm nhân sự với hy vọng có thể giải quyết khối lượng nội dung đó. Đến lúc này bạn cần phải có một cách làm việc nhóm khoa học, hiệu quả để đẩy cao năng suất của cả đội ngũ.
(Cấu trúc team sản xuất nội dung)
Một phòng sản xuất nội dung đầy đủ các vị trí sẽ bao gồm:
- Team Leader: Người đưa ra định hướng nội dung, quản trị và giám sát tiến độ của cả phòng
- Data & Planner: Người xây dựng dữ liệu, lên kế hoạch làm việc chi tiết cho phòng nội dung
- Designer: Người thực hiện các ấn phẩm thiết kế online, offline cho marketing
- Content Writer: Người thực hiện các văn bản, bài viết phục vụ cho marketing
- Video Editor: Người thực hiện những video marketing
Hệ thống teamwork cho Content Marketing cần có những gì ?
Kênh trao đổi thông tin nội bộ (Group chat): Bạn có thể dùng những nền tảng nhắn tin phù hợp với đội nhóm của bạn. Còn tôi thì thường dùng Zalo/ Slack để trao đổi với đội nhóm của mình
- Phần mềm quản lý và giao việc: Bạn không thể biến một group chat thành nơi giao việc, nếu như vậy công việc được giao sẽ không còn rõ ràng và gây nhiễu thông tin. Trải nghiệm nhiều phần mềm giao việc khác nhau, hiện tại tôi thường xuyên sử dụng phần mềm trello để giao việc cho đội nhóm của mình
(Phần mềm làm việc nhóm Trello)
- Nơi lưu trữ chung: Đây là nơi lưu lại những tài liệu, sản phẩm nội dung của cả đội nhóm. Bạn nên chọn một nền tảng lưu trữ online có khả năng lưu trữ với dung lượng lớn và khả năng đồng bộ cao. Hiện tại có nhiều doanh nghiệp đang sử dụng Google Driver, One Drive. Thế nhưng bản thân tôi khuyên các bạn nên dùng Dropbox – một nền tảng lưu trữ toàn diện mà doanh nghiệp bạn nên hướng tới
Ngoài ra để nhận sự trong team luôn thực hiện công việc đúng với những quy yêu cầu bạn đưa ra, ta cần phải có những bộ guideline cho từng hoạt động như
- Guideline for facebook post
- Guideline for facebook image
- Guideline for SEO content
- Guideline for video youtube
- Guideline for video facebook
- …
Bước cuối cùng bạn phải xây dựng được một quy trình làm việc (dòng chảy công việc) cho đội nhóm của bạn. Công việc sẽ bắt đầu khâu nào, ai phụ trách khâu đó và họ sẽ phải làm những gì.
Ví dụ tôi có một quy trình nhỏ cho việc tuyển dụng Cộng tác viên được thiết kế như sau:
BƯỚC 4 – PUBLISH: Quảng bá nội dung, từ miễn phí đến trả phí
Ở một vùng quê nọ, có một chàng ca sĩ với giọng hát tuyệt vời. Anh được cả người dân trong làng yêu mến nhờ giọng ca của mình, thế nhưng công việc đàn hát cũng chỉ quanh quẩn trong lũy tre làng khiến anh chỉ đủ sống qua ngày mà thôi.
Vào một ngày, có một người từ thành phố về làng của anh chơi. Ông vô tình nghe được giọng hát của anh, ông đã kịp thời ghi lại bản nhạc mà anh hát. Khi trở về thành phố, ông đã cho đăng tải ca khúc của anh, nhiều người thành phố khi nghe giọng ca của anh đã thực sự bất ngờ. Họ truyền tay nhau ca khúc của anh, đã có nhiều ông bầu mò về tận vùng quê nơi anh sống để mời anh lên thành phố tiếp tục sự nghiệp âm nhạc. Và chính bản ghi âm được đăng tải đó đã khiến cuộc đời anh chàng ca sĩ bước sang một hướng khác.
Câu chuyện này chính là một bài học cho những người làm Content Marketing. Có nội dung tốt thôi thì chưa đủ, nội dung làm ra cần phải được phân phối đúng nơi, đúng lúc. Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến 2 hình thức phân phối nội dung là: miễn phí và trả phí.
Những hình thức quảng bá nội dung miễn phí.
Những kênh quảng bá nội dung miễn phí có rất nhiều xung quanh mỗi cá nhân chúng ta, trên phương diện marketing online chúng ta có những kênh như:
- Profile: facebook, instagram, zalo, các tài khoản mãng xã hội khác
- Facebook fanpage
- Group Facebook
- Blog/ website
- Youtube channel
- …
Tất nhiên đây phải là những kênh mà bạn sở hữu, để nội dung tiếp cận càng nhiều người các group của bạn phải có lượng member đông đảo, fanpage có nhiều người theo dõi, blog có nhiều người truy cập. Thế nhưng đó chỉ là những điều kiện cần, còn một chỉ số nữa bạn phải quan tâm đó là chỉ số tương tác tự nhiên trên các kênh bạn sở hữu.
Để có chỉ số tương tác tự nhiên cao đòi hỏi bạn những nội dung của bạn phải chất lượng và phù hợp với nhu cầu của fan, tiếp theo bạn phải lựa chọn những khung giờ đăng nội dung trùng với khung giờ có nhiều người truy cập.
Download:
>>Social Calendar Template
Ngoài những hình thức quảng bá nội dung miễn phí qua những kênh online, ta còn có những hình thức quảng bá nội dung miễn phí trên phương diện offline/ truyền thông như:
- Phát tờ rơi
- Phát hành ấn phẩm đi kèm sản phẩm
- Đặt standee tại nơi công cộng, hoặc tại các doanh nghiệp là đối tác của ta
- PR
- …
Những hình thức quảng bá nội dung trả phí
Khi nhắc đến những hình thức quảng bá nội dung trả phí chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới: Facebook ads, Google Ads. Thế nhưng 2 phương thức này không phải là toàn bộ bức tranh về quảng bá trả phí. Dưới đây là danh sách những kênh quảng bá nội dung trả phí mà bạn cần phải biết đến dù sớm hay muộn.
- Facebook Ads
- Google Ads
- Booking báo chí
- Quảng cáo trên tivi
- Quảng cáo trên radio
- Quảng cáo trên tạp chí
- Đăng tin trả phí trên các sàn thương mại điện tử
- Banner quảng cáo ngoài trời
- Dịch vụ KOLs: Thuê người nổi tiếng, Vloger, Ca sĩ, diễn viên…
- Đặt banner quảng cáo ngoài trời.
BƯỚC 5 – REPORT: Đánh giá, đo lường để cải tiến chất lượng nội dung
Có 2 cách để một cá nhân hoặc tổ chức trở nên tiến bộ đó là
- Làm nhiều rồi sẽ tiến bộ
- Làm + rút kinh nghiệm + cải tiến thì sẽ tiến bộ
Trường hợp thứ nhất, nó đúng cho những người làm việc cá nhân hoặc kinh doanh truyền thống. thế nhưng với một doanh nghiệp không thể cứ làm nhiều rồi sẽ tiến bộ vì quỹ thời gian, nguồn lực của doanh nghiệp là có hạn.
Với hoạt cộng Content Marketing bạn cũng cần phải có sự đúc rút kinh nghiệm và cải tiến kỹ năng, quy trình thông qua việc đánh giá và đo lường chất lượng nội dung.
Vậy chúng ta sẽ dựa vào đâu để đánh giá nội dung ?
Trước hết bạn cần dựa theo từng kênh và định dạng nội dung để đánh giá, thứ 2 ta cần đưa ra những chỉ số để đánh giá chất lượng nội dung.
Ta có thể tạo một bảng đánh giá như sau:
(Bảng đánh giá nội dung)
Sau khi đưa ra được bảng đánh giá nội dung, bước tiếp theo cần phân loại những nội dung đạt yêu cầu và nội dung chưa đạt yêu cầu.
- Đối với những nội dung đạt yêu cầu cần có kế hoạch nâng cấp, cải tiến
- Đối với những nội dung chưa đạt yêu cầu cần có kế hoạch chỉnh sửa hoặc thay thế
5 cách để xây dựng ý tưởng cho Content Marketing
Trong quá trình sản xuất, việc đưa ra những ý tưởng để sản xuất nội dung là bước đầu tiên. Thế nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ ra ý tưởng một cách chớp nhoáng và để giải quyết điều này, chúng ta đã cùng nhau giải quyết ở phần “Big Idea: Xướng sống cho chiến lược Content Marketing”
Trong phần này tôi sẽ cung cấp cho các bạn 7 cách sáng tạo phục vụ cho việc sản xuất nội dung.
1. Sử dụng giấy ghi chú nhiều màu
Những nguyên tắc cần nhớ:
- Đừng quan tâm ý tưởng tốt hay xấu, càng có nhiều ý tưởng càng tốt
- Dán chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy nhất
- Mỗi màu tương ứng cho một loại công việc, hoạt động
- Tổng hợp ý tưởng hàng tuần hàng tháng
- Chỉ loại bỏ giấy note khi bạn đã thực hiện ý tưởng đó
(Giấy note nhiều màu)
2. Brainstorming (hội ý nhóm)
Các nguyên tắc cần nhớ:
- Luôn có một người leader trong mỗi cuộc họp ý tưởng
- Không đưa ra ý kiến phản bác trong lúc mọi người đưa ra ý tưởng
- Chỉ phản bác, loại bỏ ý tưởng khi cả nhóm đã tổng hợp hết các ý tưởng của mọi người
- Không nên xa đà vào khâu chi tiết hay việc làm gì phía sau của một ý tưởng đó
- kết thúc cuộc họp cần phải đưa ra được một ý tưởng cuối cùng
3. Buzz sumo – Công cụ đắc lực để cập nhật những xu hướng mới
Buzz sumo là một trang web cung cấp tính năng tìm kiếm nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên các mạng xã hội: Facebook, Twitter, LinkedIn… theo những thiết lập thời gian đã định. Nhờ đó bạn có thể cập những xu hướng mới đã diễn ra trên toàn thế giới.
Buzz sumo có 3 phần chính là: Content Research, Influencers và Monitoring hỗ trợ rất tốt cho người dùng.
(Nền tảng Buzzsumo)
4. Quora – Mạng xã hội lấy nền tảng là hỏi – đáp
Quora là một website cho phép bạn và mọi người có thể đặt các câu hỏi thắc mắc cho nhau và cùng giải đáp. Quora mang tính chất của một mạng xã hội nơi mọi người có thể kết nối với nhau. Ngoài ra nó còn mang nhiều tính chất của một công cụ tìm kiếm do chức năng này được sử dụng chính.
5. Tìm kiếm ý tưởng trên các nhóm và mạng xã hội giải trí
Ngài 4 cách trên mà tôi đã giới thiệu với các bạn. Phương pháp thứ 5 đòi hỏi nhiều vào sự linh hoạt và chăm chỉ của các bạn, để có thể “đãi cát tìm idea” ví dụ như:
- Tham khảo ý tưởng trên các mạng xã hội: Reddit, Pinterest, Giphy…
- Thăm hỏi ý kiến khách hàng, cộng đồng trong các group facebook
- Đọc tạp chí chuyên ngành
Bảng tuần hoàn Content Marketing và cách sử dụng
(Bàng tuần hoàn Content Marketing)
“Bảng tuần hoàn” được chia ra làm 8 khu vực với 8 màu khác nhau, tượng trưng cho 8 bước giúp bạn thành công.
1. Strategy – chiến lược:
Đây là hạt nhân của thành công. Các yếu tố thuộc khu vực này cần có những chiến lược dài hạn được sắp xếp kỹ lưỡng và rõ ràng. Điều quan trọng nhất cần chú ý khi xây dựng chúng là đảm bảo chúng đúng trọng tâm và lập được lịch trình kế hoạch cụ thể.
2. Format – Định dạng nội dung:
Một nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều thể loại: ảnh, video, link, bài viết… Cần cân nhắc kỹ càng các đặc tính của từng thể loại sao cho phù hợp nhất với thông điệp cần truyền tải.
3. Content type – Thể loại nội dung:
Riêng yếu tố về câu chữ cũng đã có rất nhiều cách thể hiện. Một thông điệp hay trường nội dung có thể ở dạng mẹo vặt, phỏng vấn, quote…
4. Platform – kênh:
Có rất nhiều các kênh khác nhau để bạn truyền tải thông điệp. Bạn có thể sở hữu một số kênh VD như website của công ty, hoặc thuê một số kênh như mạng xã hội…
5. Metrics – đo lường:
Các yếu tố này giúp bạn đo lường hiệu quả của các nội dung của mình.
6. Goals – mục tiêu:
Một hoạt động Content Marketing có thể bao gồm nhiều mục tiêu khác nhau như bán hàng, tạo lượng truy cập, hoặc tăng nhận biết thương hiệu…
7. Sharing triggers – “ngòi” chia sẻ:
Các hoạt động Content Marketing cần được xây dựng dựa trên hiểu biết rõ ràng về đối tượng mục tiêu, đánh trúng “hồng tâm” tình cảm và tâm lý của họ.
8. Checklist – các yếu tố kiểm định:
Sau khi đã xây dựng xong chiến lược về nội dung, bạn cần kiểm tra lại kỹ lưỡng xem nội dung của bạn có đảm bảo được những yếu tố kiểm định này hay không.
Với một công việc yêu cầu tỉ mỉ và đòi hỏi sự thực hành thường xuyên như Content Marketing, những “phát kiến” sáng tạo này có thể giúp các marketers tăng hiệu quả hoạt động của mình nhờ có thêm những thú vị nhỏ trong ngày.
( Nội dung được sưu tầm từ: https://econsultancy.com)
(Còn nữa…)
Nguồn tham khảo: Edi.vn
XEM THÊM:
Kinh doanh gì với số vốn 5 triệu?
Nên kinh doanh gì với số vốn 100 triệu đồng?
Tiết lộ 53 ý tưởng kinh doanh ở nước ngoài có thể áp dụng tại Việt Nam