CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO NHỮNG CÔNG TY START-UP

Vì sao bạn phải xây dựng thương hiệu?

Cho đến nay, có nhiều công ty vẫn hoạt động tốt khi không có một kế hoạch lâu dài nào cả. Nhưng nếu điều này cứ tiếp diễn trong thời gian dài thì công ty đó có thể gặp nhiều rủi ro trong tương lai. Đó có thể là doanh nghiệp của bạn đang hoạt động không nhất quán, hình ảnh mờ nhạt, khách hàng không có ấn tượng sâu sắc.

Chiến lược Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp cho công ty để:

  • Định hướng đúng đắn trong phương thức hoạt động của doanh nghiệp
  • Tăng tính cạnh tranh, từ đó làm chủ thị trường mục tiêu
  • Tạo dựng niềm tin, định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí khách hàng mục đích.

Bước 1: Nghiên cứu các giá trị nền tảng

Trong phần nghiên cứu này, hãy tập trung vào việc lựa chọn các lợi thế so sánh của Doanh nghiệp/ sản phẩm/ Thương hiệu của mình so với các đối thủ khác.

Các công cụ phổ biến: mô hình SWOT, các mô hình sản phẩm, mô hình định vị cạnh tranh; chuỗi giá trị.

Bước 2: Nghiên cứu đối thủ và các cơ hội trên thị trường.

Điểm mấu chốt: Tìm kiếm các lỗ hổng của thị trường. Điểm yếu của đối thủ và concept truyền thông của đối thủ.

Công cụ gợi ý: SWOT đối thủ ( phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đối thủ cạnh tranh), quy trình nghiên cứu concept truyền thông của đối thủ cạnh tranh. Trải nghiệm khi là khách hàng của đối thủ. Mô hình định vị cạnh tranh.

Bước 3: Nghiên cứu khách hàng và công chúng mục tiêu.

Điểm mấu chốt: nghiên cứu “insight” khách hàng. Trả lời câu hỏi: “Vì sao khách hàng lại cư xử như vậy” và “Khách hàng thực sự muốn được đối xử như thế nào?”.

Công cụ: Nghiên cứu marketing, sử dụng số liệu thống kê, phân tích nhân khẩu học, tâm lý học, nghiên cứu “quy trình trải nghiệm của khách hàng” khi sử dụng sản phẩm – dịch vụ.

Lưu ý rằng: Quy trình trải nghiệm khách hàng đã hoàn toàn thay đổi từ khi có Internet và Mạng xã hội.

Bước 4: Xây dựng Triết lý thương hiệu

Sứ mệnh và tầm nhìn

Để tìm ra sứ mệnh thương hiệu cho doanh nghiệp của mình, bạn cần trả lời các câu hỏi sau:

  • Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì?
  • Lợi ích lý tính/cảm tính nào của thương hiệu sẽ đem lại cho khách hàng?
  • Điểm khác biệt của thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh là gì?
  • Điểm duy nhất mà thương hiệu sở hữu so với đối thủ là gì?
  • Tầm nhìn của thương hiệu mô tả đích đến mà thương hiệu mong muốn trong tương lai dài hạn 10-20 năm. Tầm nhìn bao gồm hình dung về tương lai và giá trị cốt lõi quan trọng nhất của thương hiệu.

Giá trị cốt lõi của công ty

Hệ thống niềm tin trong tổ chức và là cơ sở quyết định văn hóa thương hiệu/ văn hóa tổ chức.

Bước 5: Cá nhân hóa, nhận diện thương hiệu

Xây dựng nhận diện thương hiệu là việc cá biệt hóa, cá nhân hóa thương hiệu của bạn, khiến nó chẳng giống ai, tạo ấn tượng đầu tiên đối với khách hàng. Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng chiến lược thương hiệu chuyên nghiệp. Hãy cá biệt hóa thương hiệu của mình bằng cách xây dựng tính cách, hình mẫu cho doanh nghiệp của bạn thông qua: tên thương hiệu, logo, biểu tượng, nhạc hiệu, khẩu hiệu, thông điệp,…

Cá nhân hóa thương hiệu bằng các hệ thống giá trị cảm tính, tính cách và hình mẫu cho thương hiệu. Xây dựng hình ảnh nhận diện cho thương hiệu (Logo, hệ thống nhận diện, hình ảnh nhận diện…)

Bước 6. Quản trị thương hiệu

Đây là bước không thể thiếu trong quy trình xây dựng thương hiệu. Quản trị thương hiệu là việc duy trì vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường. Một thương hiệu dù tầm cỡ đến mức nào nếu không có chiến lược quản trị thương hiệu thì hình ảnh sẽ mờ nhạt dần, mất dần niềm tin từ khách hàng. Đặc biệt, thị trường phát triển, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay, quản trị thương hiệu là điều doanh nghiệp của bạn nhất định phải làm nếu muốn sống sót.

Lưu ý khi xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu: 

  • Luôn giữ tính thống nhất cho thương hiệu: Sẽ chẳng ai đánh giá thương hiệu của bạn là chuyên nghiệp nếu bạn cứ liên tục thay đổi thương hiệu của mình. Hãy chắc chắn rằng thương hiệu của bạn luôn thống nhất từ đầu đến cuối, để khách hàng có thể dễ dàng thấy và cảm nhận được.
  • Hình ảnh thương hiệu là một tài sản vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp nên ngay từ khi khởi đầu hãy chăm chút cho hình ảnh thương hiệu để có những lợi ích to lớn dài lâu.
Scroll to Top