Cách điều trị bệnh giang mai bạn cần biết

Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm. Bạn cần phải có kiến thức đầy đủ phòng khi không may mắc phải  bạn vẫn có thể thì bình tĩnh chữa trị về bệnh. Bệnh giang mai có gây rất nhiều hậu quả cho người mắc phải. Hiện nay, khoa học phát triển nên có nhiều biện pháp điều trị kịp thời tốt giúp bạn khỏi bệnh hoàn toàn. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách điều trị giang mai hiệu quả và phổ biến nhất hiện. Hãy cùng bài viết dưới đây nhé! 

Bệnh giang mai là gì? Tại sao cần điều trị giang mai?

Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên. Nếu trong quá trình quan hệ không an toàn với người đã nhiễm bệnh, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Cùng với đó, xoắn khuẩn cũng được lân lan bởi các vết thương và lây do tiếp xúc qua da, niêm mạc và vết thương hở.

Bệnh giang mai là gì? Nguyên nhân, Triệu chứng, Cách điều trị

Người mắc giang mai sẽ không cảm nhận được những cơn đau trong giai đoạn khởi phát. Khi bệnh tiến triển theo các giai đoạn sau thì bạn mới nhận ra được. Việc điều trị giang mai rất đơn giản nên bạn có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng nếu bệnh không được phát hiện kịp thời, nó sẽ gây biến chứng đến não, tim vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt, bệnh có thể lây qua đường nhau thai đối với mẹ mang bầu. Những đứa trẻ này khi sinh ra có nguy cơ mắc giang mai bẩm sinh và ảnh hưởng sự phát triển cơ thể. 

Điều trị khi bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và 2

Bệnh giang mai do vi khuẩn gây nên kháng sinh được dùng để điều trị. Tuy nhiên, ứng với mỗi giai đoạn bệnh sẽ có biểu hiện và phương pháp điều trị khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu cách điều trị bệnh giang mai đúng theo từng giai đoạn dưới đây:

Điều trị bệnh giang mai trong giai đoạn 1

Phát hiện bệnh giang mai trong giai đoạn 1 rất quan trọng trong việc điều trị. Giai đoạn 1 của bệnh thường sẽ kéo dài từ 14 đến 28 ngày và có thể tự lành. Nếu bệnh nhân được điều trị khỏi hẳn đúng vào giai đoạn 1 thì sẽ không bị tái phát lần tiếp theo. Biểu hiện của giai đoạn 1 là xuất hiện săng giang mai và nổi hạch. 

Thế nào là bệnh giang mai kín? | VTV.VN

  • Săng giang mai là các vết thương nông, kích thước từ 0,5 đến 2cm, màu đỏ sẫm. Chúng thường xuất hiện ở miệng, lưỡi, môi, trực tràng và bộ phận sinh dục. Nếu ở nam, sẽ xuất hiện các đốt màu đỏ tại quy đầu, miệng sáo, bìu, rãnh quy đầu và dương vật. Đối với nữ, săng giang mai sẽ xuất hiện ở âm đạo, âm hộ, môi bé, môi lớn và cổ tử cung. 
  • Nổi hạch ở bẹn hoặc cả hai bên bẹn. Bạn sẽ cảm nhận được chùm hạch nhưng chúng không dính chùm vào nhau. Những hạch này cứng và rắn chắc.

Bạn có thể sử dụng kháng sinh bằng đường uống hoặc đường tiêm. Kháng sinh được dùng phổ biến hiện nay là Penicilin. Bạn kiên trì điều trị và bổ sung thêm các dinh dưỡng khác sức khoẻ sẽ hồi phục hoàn toàn. Nếu cơ địa của bạn dị ứng với loại kháng sinh này có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sử dụng liệu pháp khác. Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai sử dụng quá nhiều kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bạn cần được thăm khám và nhận sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa

Điều trị bệnh giang mai khi ở giai đoạn 2

Bạn không điều trị dứt điểm bệnh giang mai giai đoạn 1 sẽ chuyển sang giai đoạn 2. Hoặc bạn phát hiện mắc giang mai ở giai đoạn 2. Lúc này, vi khuẩn trong những vết săng giang mai sẽ đi vào máu và gây ra những vết ban nổi trên da. Nốt ban có thể xuất hiện tại một hoặc nhiều vùng trên cơ thể. Chúng có đặc điểm đối xứng, màu hồng rất giống hình ảnh hoa đào. Đặc biệt, khi bạn ấn vào sẽ biến mất và không có cảm giác đau. Cùng với đó là cơ thể sẽ đi kèm các biểu hiện khác như mệt mỏi, sốt, nổi hạch, đau cơ, ăn không ngon miệng,… Bạn cần tiến hành điều trị ngay lập tức nếu không sẽ chuyển sang nặng hơn sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trong giai đoạn thứ phát, bạn tiếp tục điều trị bằng kháng sinh nhưng với liều lượng khác. Thực hiện nghiêm túc chỉ dẫn của bác sĩ thì bệnh của bạn sẽ khỏi hoàn toàn. Trong quá trình điều trị, bạn không nên quan hệ với bạn tình để tránh lây nhiễm cho họ

Đặc điểm bệnh giang mai giai đoạn đầu | Vinmec

Nguyên tắc điều trị bệnh giang mai

  • Bệnh nhân nên kiên trì dùng thuốc, sử dụng đúng và đủ liều theo thời gian quy định
  • Bệnh nhân cần tránh tuyệt đối không quan hệ khi mắc bệnh và khi chưa điều trị khỏi.
  • Thuốc điều trị bệnh phổ biến nay là Penicillin G. Hiện nay, loại kháng sinh này mang hiệu quả rất tốt. Xoắn khuẩn giang mai bị tiêu diệt bởi loại kháng sinh này mà không hề có tình trạng kháng. 
  • Quá trình điều trị bệnh cần điều trị cả hai bạn tình.
  • Bạn cần theo dõi ngay cả sau điều trị để tránh xảy ra tái phát.

Bệnh trong cơ thể con người sẽ luôn ở dạng tìm ẩn trước khi biểu hiện ra ngoài. Vì thế bạn và gia đình cần phải duy trình thói quen khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần. Quá trình khám bệnh sẽ rất đơn giản và nhanh chóng khi bạn liên hệ đặt lịch khám trước tại Phòng khám đa khoa Galant Clinic. 

Trên đây là một số thông tin về bệnh giang mai và cách điều trị phòng ngừa. Hy vọng rằng sau bài viết này chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Hãy bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình ngay hôm nay nhé! 

Xem thêm: Bệnh giang mai những điều bạn cần biết

CHUỖI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GALANT

Cơ Sở 1: 104 Trần Bình Trọng, P.1, Q.5, TP.HCM 

  • Hotline: 0943 108 138 * 028. 7303 1869
  • Thời gian làm việc: 09h – 20h (T2 – CN)

Cơ Sở 2: 23 Yên Đỗ, P.1, Bình Thạnh, TP.HCM 

  • Hotline: 0976 856 463 * 028. 7302 1869
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Cơ Sở 3: 341/24D Lạc Long Quân, P.5, Q.11, HCM

  • Hotline: 0901 386 618 * 028. 7304 1869 
  • Thời gian làm việc: 11h – 20h (T2 – T7)

Email: cskh@galantclinic.com

Website: galantclinic.com * dieutrihiv.com

 

Scroll to Top