Lòng trung thành thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng khác nhau như thế nào?

Lòng trung thành với thương hiệu là một phần rất lớn trong việc xây dựng một thương hiệu bền vững lâu dài. Vậy lòng trung thành thương hiệu là gì? Tại sao nó quan trọng như vậy? Và làm thế nào bạn có thể xây dựng lòng trung thành thương hiệu và biến khách hàng “một lần” thành những người “đam mê thương hiệu trọn đời”?

Lòng trung thành thương hiệu là gì?

Lòng trung thành với thương hiệu trong tiếng Anh là Brand Loyalty.

Lòng trung thành với thương hiệu là việc người tiêu dùng có gắn bó tích cực với một sản phẩm hoặc thương hiệu cụ thể.

Khách hàng thể hiện lòng trung thành với thương hiệu bằng việc tiếp tục mua sản phẩm của thương hiệu, bất chấp những nỗ lực của đối thủ cạnh tranh để thu hút họ.

Các tập đoàn đầu tư số tiền đáng kể vào dịch vụ khách hàng và marketing để tạo và duy trì lòng trung thành với thương hiệu cho một sản phẩm đã có vị trí vững chắc.

Lòng trung thành với thương hiệu có hiệu quả như thế nào?

Với một thị trường cạnh tranh cao và nhiều sản phẩm cả mới lẫn cũ được ra đời liên tục thì có nhiều sản phẩm hầu như không thể phân biệt được. Những khách hàng trung thành là những người sẵn sàng mua hàng vì thương hiệu chứ không vì sự tiện lợi hay giá cả.

Khi họ tìm được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của họ thì họ không thích trải nghiệm những sản phẩm thuộc thương hiệu khác nữa.

Các công ty sử dụng rất nhiều những chiến thuật để tạo ra và giữ được lòng trung thành với thương hiệu.

Bộ phận marketing sẽ theo dõi xu hướng mua sắm của khách hàng và trực tiếp xây dựng mối quan hệ với khách hàng thông qua dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Bộ phận này cũng sử dụng quảng cáo để đưa những thông điệp truyền thông đến với các khách hàng trung thành và những người có thể trở thành khách hàng trung thành.

Lợi ích của lòng trung thành thương hiệu

Trung thành thương hiệu là nền tảng của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có số lượng khách hàng với cấp độ trung thành thương hiệu cao thì chi phí marketing sẽ càng nhỏ.

Bởi sự trung thành của khách hàng chính là cách quảng bá thương hiệu tốt nhất.

Lợi ích của lòng trung thành thương thiệu

Lợi ích của lòng trung thành thương hiệu. Ngoài ra, lòng trung thành thương hiệu đóng vai trò như một phương tiện giúp ra mắt, giới thiệu sản phẩm với các đối tượng khách hàng khác.

Trung thành thương hiệu cũng góp một phần vào ngăn cản sự xuất hiện thêm mới các đối thủ trên thị trường. Có thể nói, trung thành thương hiệu là một tài sản vô giá của doanh nghiệp.

Lòng trung thành thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng khác nhau như thế nào?

Một mặt, lòng trung thành thương hiệu là về nhận thức, sở thích và thái độ của khách hàng. Mặt khách, lòng trung thành của khách hàng liên quan chặt chẽ hơn đến chi tiêu của người tiêu dùng.

Nói theo cách khác, lòng trung thành thương hiệu sẽ được xác định bởi giá trị, danh tiếng của doanh nghiệp và trải nghiệm trước đây của khách hàng với các công ty này.

Trong khi đó, sự trung thành của khách hàng được thúc đẩy bởi giá thấp, các chiết khấu và các chương trình tặng quà.

5 chiến lược xây dựng lòng trung thành thương hiệu của doanh nghiệp - Ảnh 2.

Giá cả sẽ luôn quan trọng với khách hàng. Do đó, giá cả hợp lý có thể được các doanh nghiệp tận dụng để xây dựng lòng trung thành thương hiệu, nhưng nó một giải pháp không bền vững.

Đối thủ cạnh tranh chỉ cần giảm giá sản phẩm thấp hơn thì doanh nghiệp sẽ rơi vào thế yếu. Do đó, xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu cần chiến lược dài hạn với nhiều lợi ích hơn.

Brand Loyalty và Internet

Trước khi có internet, cách phổ biến nhất để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu là thông qua sự tương tác của nhân viên bán hàng và khách hàng.

Ngày nay, internet cung cấp quyền truy cập vào hàng ngàn sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng mà không cần nhân viên bán hàng làm trung gian.

Giờ đây người tiêu dùng được trao khả năng để tiến hành nghiên cứu độc lập và so sánh các dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, do đó họ có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt và bớt cam kết hơn với các thương hiệu cụ thể.

Ví dụ thực tế về Giải pháp Loyalty

Apple có gần 2 tỷ khách hàng sử dụng iPhone, nhiều người trong số họ trung thành với thương hiệu này. Mỗi năm, iPhone có những bản nâng cấp mới và người tiêu dùng đổ xô đến các cửa hàng để mua phiên bản mới nhất.

Danh tiếng của Apple về các sản phẩm sáng tạo và dịch vụ xuất sắc đã giúp tạo ra lượng khách hàng trung thành cực kì khó có khả năng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Khi Apple tung ra nhiều dịch vụ tính phí, bao gồm Apple TV và Apple Arcade, hãng này có nhiều khả năng sẽ làm tăng thêm sự thành công của mình, nghĩa là có thêm doanh thu trên mỗi khách hàng.

Tạm kết

Thương hiệu trở nên nổi tiếng dần khi công ty bắt đầu tương tác và xây dựng được mối quan hệ với khách hàng. Mối quan hệ ngày càng trở nên khắn khít hơn khi khách hàng thỏa mãn được nhu cầu của mình khi tìm đến hoặc sử dụng sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.

Scroll to Top