7 nguyên tắc để ăn nói khôn ngoan hơn trong cuộc sống

Lời nói tựa như cốt cách, người ta chỉ mất 2 năm học nói nhưng mất cả đời để học sự im lặng. Cổ nhân có câu: “Bệnh tùng khẩu nhập, hoạ tùng khẩu xuất”, nghĩa là: Bệnh từ cái miệng do ăn uống mà đem vào, họa cũng từ cái miệng do nói chuyện thị phi mà tạo ra.  Vậy hãy cẩn thận với lời ăn tiếng nói của mình hàng ngày để tránh gặp hậu quả về sau.

Việc gấp, nói từ tốn

Gặp trường hợp khẩn cấp, gấp gáp nếu có thể dành ra vài phút để suy nghĩ bạn hãy nghĩ kỹ càng, lựa lời để nói và nói thật từ tốn, chậm rãi, không vội vàng hấp tấp. Vậy thì người nghe mới cảm thấy ổn định, không bị sốc hay cuống cuồng theo bạn. Bình thản trong lúc khẩn cấp giúp bạn chiếm được niềm tin của người khác. Điều đó cho thấy bạn là người điềm tĩnh, chắc chắn, có thể là chỗ dựa vững chắc cho những người xung quanh.

Điều không chắc, nói cẩn thận

Điều gì bạn chưa chắc chắn lắm hãy nói một cách cẩn thận để tránh mang họa về sau

Đối với những điều không nắm bắt rõ, bạn không nên lên tiếng một cách tùy tiện. Hãy cẩn trọng những lời nói của mình về những điều mình không chắc hoặc không biết. Nếu bạn nói ra những lời hàm hồ, có thể đó sẽ là những lời nói gây bất lợi cho chính bạn sau này.

Xem thêm: Tổng hợp việc làm có thu nhập trên 20 triệu mới nhất 2020

Xem thêm: Tổng hợp những kiểu nhân viên văn phòng thường gặp

Xem thêm: Tổng hợp viêc làm kiếm thêm thu nhập mới nhất 2020

Chuyện vặt, nói bằng cách hài hước

Dù bạn cảm thấy rất khó chịu và tức giận trong lòng, những hãy dùng những lời nói nhẹ nhàng, hài hước để nói ra

Trong cuộc sống không thể nào tránh khỏi những xung đột, tranh cãi giữa người này với người này người kia. Nếu muốn nhắc nhở ai đó về những chuyện không hay họ đã làm thì bạn nên dùng những lời nói hài hước, nhẹ nhàng để nhắc nhở họ. Đó là một chiêu thức thu phục lòng người mà không phải ai cũng làm được. Làm như vậy người nghe sẽ dễ dàng tiếp thu hơn và sẽ cảm thấy đỡ bị nhục mặt, xấu hổ trước mọi người. Có thể sau này họ sẽ quý mến bạn hơn vì những lời nhắc nhở nhẹ nhàng, hài hước này.

Điều buồn không nên gặp ai cũng nói

Không nên để năng lượng tiêu cực của mình ảnh hưởng tới nhiều người

Bạn không nên trở thành “Vitamin gây buồn” cho những người xung quanh. Năng lượng tiêu cực rất dễ lan truyền sang người khác. Nếu bạn đang có chuyện buồn, hãy suy nghĩ đến một vài người bạn thân thiết nhất, phù hợp nhất để chia sẻ những nỗi buồn này. Bạn không nên gặp ai cũng than vãn về những chuyện không vui của mình. Nếu gặp ai cũng chia sẻ về những chuyện buồn của bạn, sẽ khiến người nghe nhàn chán, cảm thấy nghi ngờ và đôi khi sẽ muốn tránh xa bạn. Hãy nhớ nhé, chuyện vui thì chia sẻ với tất cả mọi người, còn chuyện buồn thì chỉ nên tâm sự với một vài người thân thiết nhất với mình mà thôi.

Điều vô căn cứ, đừng nói hàm hồ

Tốt nhất là đừng nói gì ra khi mà bạn không biết gì về nó

Nếu là điều bạn không hề biết gì, đừng nên đặt chuyện để nói. Trên đời, điều gây nghiệp nhất là “ngậm máu phun người”. Vì vậy bạn không nên nói những điều vô căn cứ hoặc thêu dệt lên về người khác. Hãy chứng tỏ mình là người có văn hóa, có đạo đức, có nhân phẩm. Đừng trở thành những “bà tám” chuyên đi nhiều chuyện, nói xấu về người khác.

Việc không làm được, đừng nói

Nói được thì làm được, hãy giữ lời nói của mình

Dân gian ta đã có câu ca dao “Nói lời phải giữ lấy lời, đừng như con bướm đậu rồi lại bay”. Ý chỉ là bạn đã nói được thì phải làm được, không nên làm mất uy tín của chính mình. Hãy thể hiện mình là người chuyên nghiệp, không phải là người hay hứa suông. Với những việc ngoài tầm tay của mình thì không được dễ dãi cam kết ngay mà phải suy tính kỹ càng trước khi nói. Hãy tạo lòng tin với người khác rằng, bạn nói được thì làm được.

Xem thêm: Tổng hợp top việc làm mới nhất 2020

Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Thận trọng với lời nói của mình để không gây tổn thương cho người khác

Lời nói có uy lực sát thương rất cao. Người ta có thể giết chết nhau chỉ bằng lời nói. Ở Việt Nam không thiếu những trường hợp những đứa trẻ có đôi chút khác biệt nên bị bạn bè trêu chọc bằng những ngôn từ không hay. Đối với đám bạn bè, đó chỉ là những lời đùa giỡn qua loa cho vui; nhưng đối với em, những lời chọc ghẹo đó đã vô tình giết chết sự ngây thơ, tính năng động hiếu kỳ, lòng tự tin tự trọng. Đứa bé không may đó dần dần thu mình vào thế giới của mình, tránh xa mọi người, muốn tìm đến cái chết.

Người đời thường nói “Lời nói là con dao”, nó có thể kết liễu người khác, vậy nên đừng nói những lời mang tính sát thương, nhất là với những người yêu thương mình.

 

Scroll to Top