Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng cần đến nguồn vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này, ngân hàng MB sẽ giới thiệu các hình thức vay vốn của doanh nghiệp phổ biến hiện nay.
Một số hình thức vay vốn cho doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Vay vốn ngân hàng là giải pháp tài chính quan trọng giúp doanh nghiệp huy động vốn để đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh. Hiện nay, có nhiều hình thức vay vốn khác nhau phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của từng doanh nghiệp. Dưới đây là một số hình thức vay vốn phổ biến nhất:
Vay thế chấp
Vay thế chấp là hình thức vay vốn mà doanh nghiệp sử dụng tài sản (như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị) làm tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng sẽ dựa trên nguồn tài sản đảm bảo này để xem xét mức cho vay phù hợp.
Vay thế chấp có hạn mức rất cao, có thể lên đến 80% – 120% giá trị của tài sản đảm bảo. Thời hạn vay có thể lên đến 25 năm tùy trường hợp. Trong trường hợp doanh nghiệp không thể trả nợ, ngân hàng có chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản đó cho ngân hàng để thu hồi số tiền vay.
Vay thế chấp là hình thức vay vốn doanh nghiệp cần có tài sản đảm bảo
Vay tín chấp
Khác với hình thức vay thế chấp, vay tín chấp là hình thức vay vốn của ngân hàng mà doanh nghiệp không cần tài sản đảm bảo. Thay vào đó, khả năng vay vốn của doanh nghiệp được đánh giá dựa trên uy tín, khả năng tài chính và dự án kinh doanh.
Ở hình thức vay này, doanh nghiệp cần trình bày mục đích sử dụng khoản vay như bổ sung vốn lưu động, đầu tư vào các dự án kinh doanh, thanh toán các khoản chi phí, đầu tư máy móc,… Mức lãi suất của phương thức vay này khá cao với thời hạn thanh toán toán đa trong vòng 60 tháng nên phù hợp với khoản vay nhỏ, có thể trả nợ nhanh chóng.
Vay thấu chi
Vay thấu chi doanh nghiệp là hình thức cho vay mà doanh nghiệp có thể chi tiêu vượt số dư thực tế trên tài khoản thanh toán trong thời gian ngắn (dưới 12 tháng). Hình thức vay vốn này có thể đáp ứng nhu cầu vốn khi cần thiết đột xuất mà doanh nghiệp không phải thực hiện hồ sơ vay vốn thông thường.
Hình thức vay này cũng có mức lãi suất khá cao, thường gấp 1.5 lần so với mức lãi suất cho vay bình thường. Vì thế, các doanh nghiệp cần cân nhắc trước khi sử dụng phương thức vay vốn này nhé!
Doanh nghiệp có thể chi tiêu vượt số dư thực tế trên tài khoản thanh toán khi vay thấu chi
Vay trả góp
Vay trả góp là một hình thức vay vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để mua các tài sản cố định hoặc các thiết bị sản xuất, và sau đó thanh toán khoản vay và lãi vay theo kỳ hạn cố định (thường là hàng tháng) trong một khoảng thời gian nhất định (thường từ 1 đến 5 năm).
Ở hình thức vay này, tiền lãi và tiền gốc sẽ được cộng dồn với nhau để doanh nghiệp trả vào mỗi tháng. Tùy số số tiền vay và thời hạn vay mà số tiền chi trả hằng tháng nhiều hay ít. Đây cũng là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhất là daonh nghiệp còn non trẻ, mới thành lập.
Điều kiện vay vốn doanh nghiệp
Để được vay vốn từ ngân hàng, doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện cơ bản. Cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp phải thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và đang hoạt động hiệu quả.
- Có đầy đủ giấy tờ pháp lý như: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh, Báo cáo tài chính, Báo cáo thuế,…
- Người đại diện pháp luật của doanh nghiệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, không bị suy yếu và có đủ khả năng để trả nợ (cả gốc lẫn lãi).
- Doanh nghiệp có nguồn thu nhập ổn định để đảm bảo khả năng thanh toán khoản vay.
- Doanh nghiệp có tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu hợp lý (tùy theo quy định của từng ngân hàng).
- Mục đích vay vốn phải chính đáng, hợp pháp và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn vay cụ thể, hiệu quả và khả thi.
Doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng vốn vay cụ thể, hiệu quả
Lưu ý: Doanh nghiệp cần xác định rõ điều kiện, nhu cầu thực tế cũng như căn cứ vào doanh thu của mình để có thể đưa ra lựa chọn khoản vay phù hợp, đảm bảo khả năng trả nợ cả gốc lẫn lãi.
Thủ tục vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn doanh nghiệp đầy đủ bao gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ hoạt động kinh doanh, hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu vay vốn theo hình thức vay thế chấp) và các tài liệu khác khi ngân hàng yêu cầu.
Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu vay doanh nghiệp, ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận thông tin cũng như thẩm định hồ sơ theo quy định để hạn chế rủi ro và tăng khả năng hoàn vốn. Nếu doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu, ngân hàng sẽ thẩm định nhanh hơn và cơ hội được duyệt khoản vay cao hơn.
Doanh nghiệp cung cấp đầy đủ giấy tờ được yêu cầu sẽ thẩm định nhanh hơn
Bước 3: Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn, ngân hàng sẽ lập đơn đề xuất tín dụng lên các cấp có thẩm quyền và thông báo với khách hàng khi có kết quả phê duyệt.
Bước 4: Cuối cùng, khi hồ sơ được duyệt, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký hợp đồng và ngân hàng sẽ giải ngân. Khoản tiền vay sẽ được chuyển trực tiếp đến khách hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Lời kết
Việc hiểu rõ các hình thức vay vốn của doanh nghiệp là rất quan trọng đối vì các doanh nghiệp có thể chọn được cách thức vay vốn phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng trả nợ đúng thời hạn theo quy định của ngân hàng. Nếu bạn còn thắc mắc gì về các hình thức vay vốn này, hãy nhanh chóng liên hệ ngân hàng MB qua hotline 1900 545 426 để được giải đáp chi tiết nhé!