Chiến lược thị trường là gì? – Các chiến lược lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu

Những yếu tố tạo nên một chiến lược thâm nhập thị trường

Mục đích:

Hãy xác định xem mục đích của bạn là gì khi chuẩn bị gia nhập vào một thị trường mới? Mục đích của bạn trong bản kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng nhất có thể:

  • Sản phẩm/Dịch vụ của bạn có gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh?
  • Sản phẩm/Dịch vụ của bạn mang lại lợi ích gì cho khách hàng và xã hội?

Tính nhất quán:

Để tạo dựng thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín trong mắt người tiêu dùng, bạn phải có hình ảnh thương hiệu của bạn phải nhất quán, đồng bộ với nhau. Làm sao để hình ảnh của bạn khi xuất hiện ở bất kì đâu, khách hàng vẫn có thể nhận diện ra được đó là thương hiệu của bạn.

Tính linh hoạt:

Thời đại hiện nay cập nhật và thay đổi xu hướng rất nhanh chóng. Vậy nên bạn phải linh hoạt để có thể bắt kịp và thay đổi theo xu hướng của thời đại. Bên cạnh đó, những thay đổi nhanh chóng này sẽ khiến bạn tăng khả năng sáng tạo và ứng biến khi thời thế thay đổi. Hãy chuẩn bị nhiều phương án dự trù cho tương lai.

Đem lại cảm xúc cao với khách hàng:

Khi đã là một thương hiệu muốn tấn công từng đối tượng khách hàng, thì điều quan trọng nhất đó là nghiên cứu người dùng và đánh vào cảm xúc của họ. Trong một thị trường mà người tiêu dùng là trung tâm, hãy tạo ra cho họ những cảm xúc “thân thuộc” nhất để khiến sản phẩm, dịch vụ của bạn có mức độ thân thiện nhất định.

Nhận diện đối thủ cạnh tranh:

Hãy xem đối thủ cạnh tranh như một thách thức để cải thiện chiến lược của riêng bạn và tạo ra giá trị lớn hơn trong thương hiệu tổng thể của mình. Bạn đang ở trong cùng một ngành và đi theo cùng một đối tượng khách hàng, đúng không? Vì vậy, xem những gì họ làm và xem những chiến lược là gì để tạo ra được “chất riêng” cho mình.

Các chiến lược lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu

Có nhiều chiến lược lựa chọn phân khúc thị trường mục tiêu khác nhau. Doanh nghiệp có thể tham khảo các chiến lược sau:

Một phân khúc thị trường (Single Segment):

Chiến lược này chỉ hoạt động trong một phân khúc thị trường duy nhất bằng một phối thức tiếp thị duy nhất. Đây là chiến lược phù hợp cho các công ty nhỏ có nguồn lực hạn hẹp.

Một số phân khúc chọn lọc (Selective Specialization):

Bạn sẽ chọn lọc một số phân khúc thị trường để hoạt động. Các phương pháp phối thức tiếp thị khác nhau sẽ được sử dụng cho các phân khúc thị trường khác nhau. Về mặt sản phẩm thì có thể giống nhau hoàn toàn hoặc khác nhau chút ít, trong một số trường hợp chỉ có kênh phân phối và thông điệp tiếp thị là khác nhau.

Chuyên môn hóa sản phẩm (product specialiation):

Doanh nghiệp chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp từng phân khúc thị trường mục tiêu.

Chuyên môn hóa thị trường (market specialiation):

Doanh nghiệp chỉ tập trung vào một thị trường mục tiêu duy nhất và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau để phục vụ.

Bao phủ toàn thị trường (Full market coverage):

Doanh nghiệp hướng đến việc phục vụ toàn thị trường. Chiến lược này có thể sử dụng qua việc sử dụng một chiến lược marketing cho toàn bộ thị trường (marketing đại trà) hoặc phối thức tiếp thị khác nhau cho từng phân khúc thị trường.

Scroll to Top