Anh Trần Thịnh Lâm là một trong 3 người sáng lập ra ATP Software và hiện tại cũng đang là CEO của công ty. Là một người doanh nhân trẻ, lăn xả trên thị trường từ những năm 2010 với nhiều ngành nghề và lĩnh vực, đến nay anh Lâm tích lũy cho mình kha khá kinh nghiệm kinh doanh cũng như điều hành doanh nghiệp. Những chiến lược dưới đây đã được anh Lâm đúc kết lại qua nhiều năm làm kinh doanh, điều hành doanh nghiệp vừa qua.
Chiến lược 1: Đại dương xanh – Đại dương đỏ
Có thể bạn đã nghe nhiều người nhắc đến “Đại dương xanh – Đại dương đỏ” nhưng không hiểu nó là gì, hiểu đơn giản là:
- Đại dương xanh là đại dương yên bình, không có cá mập hoặc ít cá mập, các loài cá sinh sống hòa bình với nhau, dễ dàng kiếm mồi mà không phải tranh đấu nhau
- Đại dương đỏ: đại dương đỏ lại trái ngược với đại dương xanh, nơi đại dương này có quá nhiều cá mập sinh sống và săn mồi, có rất nhiều sự cạnh tranh và chúng liên tục phải cắn xé, giành giật nhau khiến chúng đổ máu và nhuộm đỏ đại dương.
Trong kinh doanh thì nhiều người hướng tới chọn môi trường kinh doanh như đại dương xanh, bởi vì ở đại dương đỏ rất khó cạnh tranh với các “ông lớn”.
Ví dụ cụ thể như Uber là startup công nghệ mới thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á, chi rất nhiều kinh phí cho các hoạt động marketing hay duy trì mô hình kinh doanh để hoạt động ở thị trường địa phương. Sau vài năm phải rút lui ra và bán lại cổ phần cho doanh nghiệp khác. Điều đó cho thất thị trường gọi xe thông minh ở Đông Nam Á cạnh tranh rất khốc liệt.
Còn đối với Grab, một startup cùng ngành với Uber, tuy chưa phải rút lui hay bán lại cổ phần thì phải chịu chi phí lớn, chịu lỗ để thu hút được người dùng.
Vậy nên, nếu Startup không có chiến lược, nguồn lực đủ mạnh thì bạn không nên tham gia vào những thị trường “đại dương đỏ”. Thay vào đó nên chọn bắt đầu kinh doanh với “đại dương xanh”, đó là chọn mô hình kinh doanh, ý tưởng kinh doanh mới lạ, độc đáo, ít hoặc chưa có ai làm, chọn thị trường ngách để bắt đầu bước chân vào thương trường. Nếu bạn là người dẫn đầu, bạn sẽ có lợi thế nhất định. Lợi thế của người dẫn đầu là gì xin mời xem tiếp phần 3.
Chiến lược 2: Cá lớn nuốt cá bé
Đây là chiến lược mà các “ông lớn” thường hay áp dụng. Để bạn dễ hình dung về chiến lược này, hãy xem những ví dụ sau.
Ví dụ 1: Amazon là một thương hiệu lớn, có giá trị hàng ngàn tỷ đô la, là doanh nghiệp phát triển về công nghệ, áp dụng các công nghệ mới, hiện đại như Big data, AI và các công nghệ mới. Để Amazon phát triển như hiện nay thì họ đã áp dụng chiến lược này rất tốt. Nếu trên thị trường xuất hiện những công ty công nghệ mới, phát triển những tính năng hay ho, lúc này Amazon sẽ tìm cách hợp tác, thâu tóm hay mua lại công nghệ đó của họ và áp dụng, phát triển vào hệ sinh thái vốn có của mình. Mặt khác, nếu các thương hiệu nhỏ đó không chịu sự thâu tóm, hay bán lại, hợp tác với Amazon, Amazon sẽ tự phát triển một công nghệ, tính năng tương tự của các thương hiệu nhỏ, nhờ vào nền tảng, hệ sinh thái và thương hiệu vốn có của họ.
Ví dụ 2: Facebook là một công ty công nghệ khác cũng có giá trị rất lớn. Mạng xã hội của Facebook phát triển khá nhanh, có lượng người dùng cực kì lớn trên toàn thế giới. Để phát triển như vậy, Facebook cũng đã từng mua lại những ứng dụng/MXH nhỏ hơn như Whatsapp, Instagram. Cũng giống như Amazon, Facebook nếu không mua lại được “con mồi” nào thì Facebook cũng sẵn sàng đè bẹp “con mồi” như cách mà họ làm với Snapchat.
Việc mà những “cá lớn” nuốt chửng “cá bé” là để phát triển thương hiệu, công ty của mình, thâu tóm thị trường, kìm hãm sự phát triển của các “cá bé” để chiếm thị phần, chiếm lợi thế.
Tuy nhiên, với chiến lược này, không chỉ có những “ông lớn” mới có thể áp dụng, mà chính những “con mồi”, “cá bé” cũng có thể áp dụng chiến lược này. Bạn có thể xây dựng, phát triển sản phẩm của mình trong một thị trường ngách nào đó đến mức tốt nhất có thể rồi sau đó bán lại cho các “ông lớn”, kiếm tiền lãi và lại tiếp tục xây dựng, phát triển các sản phẩm khác để đi bán.
Chiến lược 3: Người tiên phong
Định nghĩa, người tiên phong là người đầu tiên phát triển, đưa ra ý tưởng, sản phẩm, giải pháp cực tốt, cực chất hoặc phát triển một thị trường ngách mới, chưa có ai trước đó làm điều này hoặc làm chưa tốt điều này.
Lợi thế của việc làm người tiên phong đó chính là:
- Kích cầu thị trường
- Tồn tại lâu dài trên thương trường nhờ tên tuổi
- Thị trường chấp nhận, khách hàng nhớ đến
Ví dụ của ATP Software: ATP Software là doanh nghiệp đầu tiên phát triển ra thị trường các công cụ hỗ trợ Marketing, tiếp cận khách hàng trên Facebook. Tất nhiên là sau đó bị các đơn vị khác lấy ý tưởng và làm nhái lại, tuy nhiên ATP vẫn luôn phát triển và được nhiều khách hàng nhắc tới là đơn vị tiên phong, và làm tốt trong thị trường này.
Nói xa hơn thì Apple cũng là công ty công nghệ đầu tiên giới thiệu ra thị trường chiếc điện thoại thông minh có màn hình cảm ứng với hệ điều hành cùng hệ sinh thái riêng biệt.
Linked-in cũng là một mạng xã hội tiên phong và đứng đầu dành cho giới văn phòng, kinh doanh và nhân sự. Có rất nhiều mạng xã hội đang rất phát triển, nhưng Linked-in là mạng xã hội đầu tiên có thể giúp một ai đó tìm việc, tìm kiếm, chiêu mộ nhân tài, kết nối giữa các doanh nhân, marketer, saler,… với nhau.
Để chọn được thị trường ngách hoặc ý tưởng trong thị trường ngách và làm người đi tiên phong bạn cần quan tâm những yếu tố sau:
Ý tưởng không cần phải là cái gì đó quá cao siêu, đao to búa lớn, chỉ cần đơn giản là áp dụng tốt vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
Đôi khi chỉ đơn giản là bạn đi ra nước ngoài, thấy được một cái gì đó hay, một món ăn ngon và bạn mang nó về Việt Nam để phát triển nó lên. Bởi vì đôi khi người nước ngoài không có điều kiện hoặc nếu thâm nhập vào thị trường Việt Nam sẽ gặp rào cản nào đó, và bạn là người Việt, bạn sẽ có thể không gặp những rào cản như vậy.
Lưu ý:
Để thành công, bạn không chỉ là người tiên phong dẫn đầu xu hướng, mà bạn còn phải làm nó sao cho thật tốt và trong thời gian nhanh nhất. Bởi vì nếu bạn không làm tốt, bạn sẽ bị khách hàng quay lưng, nếu làm chậm sẽ bị đối thủ cướp ý tưởng, cướp khách hàng, cướp thị trường và bạn sẽ gặp thất bại.
Xem Video chi tiết
Theo Trần Thịnh Lâm – CEO ATP Software
Hiền Hiền
Xem tiếp phần 2: