Không phải ai kinh doanh cũng có thành công và không phải ai kinh doanh cũng sớm đạt được kết quả. Trong kinh doanh cần phải có hướng đi và lập trường của người kinh doanh.
Khi đã bước chân vào kinh doanh bạn cần lắm rõ 5 nguyên tắc cơ bản sau nếu không muốn mình thất bại.
1 – Nghiên cứu và tìm hiểu thị trường
Trước khi bước chân vào làm kinh doanh bạn phải lắm rõ xem mình cần kinh doanh sản phẩm, dịch vụ gì. Thị trường đầu vào đầu ra của sản phẩm dịch vụ đó ra sao. Nắm bắt được nhu cầu cung cầu của thị trường là điều tất yếu giúp một doanh nghiệp quyết định sự thành bại.
2 – Định hướng doanh nghiệp
Chúng ta bắt đầu bước vào nghiên cứu các bước đi tiếp theo.
- Tìm 1 cái tên để đặt cho thương hiệu của doanh nghiệp, tên đặt phải khác biệt. không được trùng. lặp nhau sẽ tạo nhầm lẫn cho khách hàng đặt tên nên tìm tên có liên quan tới sản phẩm lĩnh vực bạn đang hướng tới.
- Xác định hình thức kinh doanh, bạn phân phối sản phẩm của mình qua kênh nào. cần lắm rõ nguyên lí, không phải cứ đăng bán sản phẩm dịch vụ ồ ạt trên mạng, quảng cáo băng roon… là đã bán được hàng
Muốn lâu dài phải có văn phòng giao dịch hoặc 1 trang web, 1 trang Facebook cố định để khách hàng thường xuyên theo dõi và cập nhật thông tin sản phẩm mới của chúng ta.
- Định hướng khách hàng là cái vô cùng quan trọng trong kinh doanh
Bạn phải lắm rõ xem mục tiêu tiếp cận khách hàng của chúng ta là gì, sản phẩm của mình hướng đến là những khách hàng như nào.
Ví dụ bạn bán điện thoại Vertu, đồng hồ cao cấp, mà bạn lại đi tiếp cận khách hàng nông dân, công nhân, sinh viên…. thì có cả năm cũng không bán được sản phẩm nào cho họ. Mà bạn phải tiếp cận đến giới khách hàng trung lưu và thượng lưu, họ là người có tiền, từ đó họ mới sẵn sang bỏ tiềm ra mua các sản phẩm mà bạn đang bán và phân phối.
3 – Nghiên cứu giá cho các sản phẩm của mình
Bạn hãy đặt mình vào địa vị người mua hàng, bạn sẽ hiểu được tại sao cần nghiên cứu giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường. Người tiêu dùng Việt Nam cứ chỗ nào bán sản phẩm họ cần giá rẻ, chất lượng lại tương đương các điểm kinh doanh khác là họ lại tìm đến mua.
Ví dụ: đơn giản bạn mua 1 chiếc Sim Ngũ Quý ở chôc tôi với giá 500 triệu nhưng cùng số như chúng tôi bán, bạn tham khảo các nơi thì chỉ có chỗ tôi là giá tốt nhất thị trường, bạn sẽ quay lại chỗ tôi để mua, chúng tôi còn cam kết những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mua sản phẩm của chúng tôi
khi bạn giao dịch hoàn tất với chúng tôi chiếc Sim Ngũ Quý, Đó 1 hôm bạn ngồi nói chuyện với những người bạn và kể về chiếc sim mà mua của bên chúng tôi giá tốt, tìm mấy chỗ không chỗ nào tốt hơn.
các bạn của bạn sẽ quan tâm đến tò mò vào xem thấy giá tốt mà dịch vụ cũng tốt kiểu gì họ cũng sẽ mua sản phẩm của bạn, nếu có nhu cầu sử dụng và khả năng kinh tế cho phép.
đây chính là cách tiếp thị tốt nhất dành cho bạn khi kinh doanh, vừa không mất tiền quảng cáo, lại còn thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng.
4 – Tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp
Trong kinh doanh uy tín là quan trọng bậc nhất nhất đối với người muốn thành công. Muốn tạo tên tuổi và thương hiệu thì uy tín cực kỳ quan trọng.
Trong kinh doanh bán sản phẩm hoặc dịch vụ không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái kém chất lượng chính là cái giết chết doanh nghiệp của bạn.
Muốn thành công hãy tạo dựng nền móng. Đừng vì những thứ trước mắt mà đánh mất đi sự nghiệp của mình.
Ví dụ: sản phẩm bán ra của Trung Quốc nhưng khi giới thiệu sản phẩm lại là Thái Lan, hoặc Mỹ, trong kinh doanh đây được gọi là gian lận thương mại.
Điều này sẽ sớm bị phát hiện ra khi khách dùng sản phẩm. Nó chính là con dao giết chết doanh nghiệp của bạn. Nếu muốn thành công trong kinh doanh hãy dần tạo dựng uy tín và thương hiệu, đừng quá nóng ruột mà làm mất đi cơ hội.
5 – Xây dựng mạng lưới chân rết
Tạo đội ngũ trân rết hùng hậu sẽ giúp doanh nghiệp bạn nhanh tróng có được thành công. Tại sao lại gọi là chân rết? Đó chính là đội ngũ cộng tác viên bán hàng, cộng tác viên viết bài, cộng tác viên quảng bá thương hiệu.
Có họ bạn sẽ nhanh có thành công. Họ vừa giúp doanh nghiệp bạn thu về khoản lợi nhuận không nhỏ từ bán hàng, vừa giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận và mở rộng thị trường. Giúp bạn quảng bá rộng rãi nhờ các bài đăng trên các trang mạng xã hội, diễn đàm, forum.