Thông tin và dữ liệu là nguồn tài nguyên vô giá của doanh nghiệp. Để phát triển và không ngừng nâng cao hình ảnh thương hiệu, dữ liệu của doanh nghiệp cần được bảo mật an toàn. Cùng tham khảo 4 giải pháp lưu trữ dữ liệu hiệu quả cho doanh nghiệp ở bài viết dưới đây.
1. DAS (Direct attached storage)
DAS (Direct attached storage) được hiểu là loại hình lưu trữ dữ liệu qua các thiết bị gắn trực tiếp. Đây là cơ chế lưu trữ truyền thống khi doanh nghiệp sử dụng mỗi máy chủ với một hệ thống và phần mềm quản lý riêng biệt.
Hệ thống lưu trữ dữ liệu truyền thống DAS
Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi bật của loại hình lưu trữ truyền thống này phải kể đến như:
- Dễ dàng lắp đặt và sử dụng: Các bộ phận lưu trữ bên trong và bên ngoài đều được lắp đặt dễ dàng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng ngay sau khi lắp đặt với cổng USB thích hợp
- Chi phí thấp: DAS chỉ sử dụng một bộ phận chính là bộ nhớ với kích thước nhỏ giúp cho doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí, giảm thiểu chi phí cho phần mềm, phần cứng,….
- Đem lại hiệu suất cao: Bộ nhớ lưu trữ được gắn trực tiếp vào máy tính, chính vì thế, việc truy cập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng mà không bị cản trở bởi việc tắc nghẽn mạng,….
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, DAS cũng còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Khả năng mở rộng bị hạn chế: DAS phục vụ nhu cầu sử dụng trên một server máy chủ rất tốt. Tuy nhiên, khi lượng dữ liệu tăng lên đòi hỏi cần có nhiều server hơn để lưu trữ dữ liệu. Lúc này, vùng lưu trữ dữ liệu dễ bị phân tán. Để hệ thống tiếp tục thực hiện có hiệu quả thì các nhà quản trị cần phải nâng cấp và thiết lập lại hệ thống.
- Không có quản lý trung tâm và sao lưu: Dữ liệu chỉ được quản lý bởi các hệ thống, riêng biệt, không có hệ thống quản lý trung tâm và không có chức năng sao lưu. Chính vì thế, dữ liệu sẽ không được đảm bảo an toàn, đồng thời, khi có tình huống bất trắc xảy ra, hệ thống dữ liệu có khả năng cao sẽ bị ảnh hưởng.
2. NAS (Network attached storage)
NAS (Network attached storage) là hệ thống lưu trữ dữ liệu sử dụng các thiết bị gắn trực tiếp vào mạng LAN. Mỗi thiết bị có địa chỉ IP cố định và được người dùng truy cập nhờ vào sự điều khiển của máy chủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng không cần đến máy chủ vẫn có thể truy nhập vào dữ liệu.
Hệ thống lưu trữ NAS cho phép người dùng truy cập mọi lúc
Ưu điểm
- Khả năng mở rộng cao: Việc bổ sung và lắp đặt các thiết bị lưu trữ mới được thực hiện một cách dễ dàng. Người dùng không cần phải lo lắng về khả năng mở rộng của NAS
- Khả năng chống sự cố cao: Khi một hệ thống bị lỗi, các hệ thống còn lại vẫn hoạt động bình thường vì NAS được áp dụng các biện pháp phòng chống lỗi và dự phòng tiên tiến.
Nhược điểm
- Hiệu suất làm việc thấp: Việc sử dụng chung hạ tầng mạng với các ứng dụng khác có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất của toàn hệ thống, khiến cho hệ thống mạng bị chậm lại.
- Không phù hợp với hệ cơ sở dữ liệu: Thông thường, dữ liệu được lưu trữ bởi NAS là dữ liệu dạng file nên khi hệ cơ sở dữ liệu được lưu trữ dưới dạng block thì NAS không phải là sự lựa chọn thích hợp.
3. SAN (Storage area network)
Khác với phương pháp lưu trữ dữ liệu NAS và DAS, SAN (Storage area network) là hệ thống mạng riêng tốc độ cao được sử dụng cho việc truyền dữ liệu giữa các máy chủ trong hệ thống lưu trữ. SAN cho phép người dùng quản lý tập trung và có khả năng chia sẻ tài nguyên dữ liệu.
SAN cho phép người dùng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trong cùng hệ thống lưu trữ
Ưu điểm
- Khả năng lưu trữ dữ liệu lớn
- Đáp ứng nhu cầu sử dụng cần tốc độ cao
- Dữ liệu luôn sẵn sàng
- Dữ liệu được lưu trữ thống nhất, tập trung và có khả năng quản lý cao, nếu có vấn đề xảy ra, SAN có khả năng giúp người dùng khôi phục dữ liệu
- Khả năng mở rộng tốt
- Đảm bảo tính an toàn cho toàn bộ dữ liệu
Nhược điểm
- Chi phí cao: Việc lắp đặt và duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu riêng đòi hỏi một khoản chi phí không nhỏ
- Bảo mật không cao: Mặc dù có các biện pháp bảo mật phù hợp nhưng SAN vẫn có khả năng bị rò rỉ dữ liệu do mạng vùng lưu trữ được sử dụng trong vùng chia sẻ
- Mức độ hiệu quả: SAN cần có thời gian nhất định để mang lại hiệu quả cho người dùng. Chính vì thế, việc chấp nhận đầu tư một khoản chi phí ban đầu và chờ đợi một thời gian để thấy kết quả là vấn đề khá lớn
4. Cloud Storage (Lưu trữ đám mây)
Một phương pháp lưu trữ dữ liệu dễ dàng, nhanh chóng được áp dụng nhiều dạo gần đây là Cloud Server (máy chủ đám mây). Đây là phương pháp lưu trữ dễ dàng và linh hoạt, không đòi hỏi phải lắp đặt thêm các thiết bị phần cứng. Dịch vụ cloud cho phép người dùng truy cập dữ liệu từ xa với thiết bị có kết nối Internet.
> Có thể bạn cũng quan tâm: Điện toán đám mây là gì, vì sao doanh nghiệp phải ứng dụng để theo kịp thời đại số.
Hệ thống lưu trữ thông minh VNPT SmartCloud – giải pháp máy chủ ảo lưu trữ trên nền tảng đám mây hữu hiệu cho mọi doanh nghiệp
Hiện nay VNPT SmartCloud là giải pháp máy chủ ảo lưu trữ trên nền tảng đám mây hỗ trợ lưu trữ dữ liệu hữu hiệu cho nhiều doanh nghiệp. Với nhiều ưu điểm vượt trội như khả năng mở rộng linh hoạt, công cụ giám sát số liệu hoạt động,…. giúp doanh nghiệp bảo mật dữ liệu và tiết kiệm ngân sách một cách đáng kể. .
Việc lựa chọn phương pháp lưu trữ dữ liệu cần được xem xét một cách kỹ lưỡng. Trong 4 giải pháp trên, với khả năng lưu trữ linh hoạt, tiết kiệm chi phí và độ bảo mật thông tin cao, Cloud được cho lựa chọn tối ưu cho mọi doanh nghiệp trong thời đại ngày nay.