Có thể thấy kim loại là một phần quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, đặc biệt là kim loại sắt nó xuất hiện trên mọi mặt trận kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp hay kể cả thủ công. Sắt đều nắm giữ vai trò rất quan trọng. Kim loại sắt còn là nguyên liệu chính để chế tạo ô tô, xe tải, xe lửa, đường ray xe lửa, tàu, máy bay, đồ trắng, dao kéo, nồi và chảo. Vì sắt xuất hiện rất nhiều và được sử dụng thường xuyên liên tục, hỏng hóc hao mòn là trường hợp không thể tránh được. Đó cũng là nguyên nhân mà khiến lượng sắt phế liệu đang được thải ra mỗi ngày và ngày càng nhiều. Chính vì vậy đã xuất hiện công đoạn tái chế phế liệu sắt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chu trình tái chế sắt
Chu trình tái chế phế liệu sắt
Bất kì một công việc nào cũng có một chu trình cụ thể, quá trình tái phế liệu sắt cũng trải qua các giai đoạn nghiêm ngặt. Bao gồm bốn giai đoạn, phế liệu kim loại được thu thập bằng bãi phế liệu, nơi nó được sắp xếp và phân loại rõ ràng. Bất kỳ phế liệu kim loại màu nào có thành phần thép hoặc sắt đều được coi là sắt thép phế liệu. Các đơn vị thu mua kim loại phế liệu sau đó bán cho các công ty tái chế, nơi nó được cắt nhỏ và sau đó nung chảy trong lò nung ở nhiệt độ cao để sản xuất các khối, thỏi hoặc tấm để bán cho các nhà sản xuất các sản phẩm kim loại.
Chu trình tái chế chi tiết dưới đây giúp bạn nắm rõ quá trình một vật dụng được tạo ra nhờ quá trình tái chế.
Bước 1: Thu thập và phân loại
Muốn tiến hành tái chế phế liệu sắt đầu tiên bạn cần thu thập nguyên liệu, ở đây chính là phế liệu sắt. Tập hợp tất cả những nguồn phế liệu về một khu bãi của công xưởng. Thu thập từ cuộc sống sinh hoạt của người dân, từ công trình xây dựng… bất cứ đâu có phế liệu
Những phế liệu có thể tái chế bao gồm những đồ dùng kim loại, bánh xe bằng thép hoặc hợp kim, cửa chớp, xe đạp và pin, thậm chí bồn rửa nhà bếp bằng sắt thép, bàn ghế, tivi, tủ lạnh, các dụng cụ nông nghiệp, máy móc hỏng hóc, phần sắt thừa trong xây dựng… Tất cả đều có thể tái chế.
Bước 2: Nghiền và băm nhỏ
Các nhà máy chế biến kim loại phế liệu trước tiên nghiền nát kim loại trong máy đầm để có thể xử lý trên băng tải dễ dàng hơn. Máy nghiền búa sau đó cắt kim loại thành các mảnh có kích thước bằng bàn tay của bạn. Việc này giúp cho quá trình phân loại vận chuyển, sắp xếp dễ dàng và thuận tiện hơn.
Bước 3: Phân loại chúng
Để có thể tái chế ra kim loại từ phế liệu cần loại bỏ hết tạp chất. Kim loại vụn sau đó được đặt vào trống từ tính phân tách kim loại màu và kim loại màu. Các vật liệu phi kim loại như sơn hoặc nhựa được loại bỏ bằng cách thổi khí nóng (550°C) qua kim loại vụn, hút các tạp chất giống như chân không.
Bước 4: Nấu nóng chảy và thanh lọc
Bước tiếp theo là làm tan chảy các kim loại phế liệu khác nhau trong các lò lớn, để tạo ra những hình dạng đồ dùng khác nhau thì cần nấu chảy dạng lỏng. Mỗi kim loại có một lò được thiết kế đặc biệt tùy thuộc vào tính chất của nó. Để tránh rủi ro thành phần kim loại mới được tạo ra không đồng đều, các công xưởng trang bị máy khuấy phản lực, đảm bảo nhiệt độ và thành phần đồng đều bằng cách thúc đẩy lưu thông kim loại trong lò. Quá trình khuấy đảm bảo chất lượng cao nhất của sản phẩm.
Trong khi ở trạng thái nóng chảy, các kim loại được tinh chế thêm bằng cách điện phân ‘Dòng điện xoáy’ trước khi được đổ vào các khuôn khác nhau; tùy thuộc vào kim loại, và làm mát.
Lợi ích của việc tái chế kim loại phế liệu
Tái chế phế liệu sắt mang lại cho cuộc sống và xã hội này rất nhiều lợi ích. Bảo tồn tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên của chúng ta khỏi bị khai thác việc khai thác và không tái chế thì tài nguyên có nhiều đến bao nhiêu rồi cũng phải cạn kiệt mà thôi. Giảm khí, giảm lượng rác thải dẫn đến giảm ô nhiễm nhà kính và ô nhiễm nước. môi trường sống của con người cũng sẽ ngày càng sạch và lành mạnh hơn. Tái chế còn giúp tiết kiệm tài nguyên và còn giúp kinh tế cho quốc gia.
Ngoài tác dụng bảo vệ môi trường và tiết kiệm kinh tế thì việc tái chế phế liệu sắt còn mang lại ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Đúng chính xác là tạo công ăn việc làm cho những người lao động thấp bé. Nghề thu mua phế liệu không đòi hỏi trình độ học thức hay bằng cấp, chỉ cần bạn có sức khỏe tốt, chăm chỉ đã có thể kiếm sống mưu sinh. Nghề ve chai nghe có vẻ không hay nhưng thực chất nó là một nghề tốt đẹp mà cuộc sống này nên biết ơn.
Bảo vệ môi trường, tái chế tái sử dụng không phải là việc của riêng ai của tổ chức hay cơ quan nào đó là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội. Tất cả chúng ta cùng chung tay, hành động nhỏ đã góp phần bảo vệ trái đất xanh. Phân loại rác thải, thu gom phế liệu sắt mang đến những khu tập kết để tiến hành tái chế nhé.
>>> Tham khảo thêm tại: Thu mua phế liệu Trang Minh