Networking là gì? Làm sao để trau dồi và cải thiện khả năng Networking của bạn?

Networking là gì? Tại sao người trẻ hoặc các Star-up cần có kỹ năng này? Kỹ năng Networking có tầm quan trọng như thế nào?

Định nghĩa về Networking

Networking là mạng lưới các mối quan hệ phục vụ cho công việc và cuộc sống. Kỹ năng Networking là kỹ năng thiết lập và xây dựng mạng lưới mối quan hệ trong cộng đồng. Networking tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc gặp gỡ với những người bạn, đồng nghiệp, hay bắt chuyện với mọi người tại một sự kiện nào đó bạn tham dự…

Networking được xem là một yếu tố quan trọng đưa bạn đến thành công. Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà các mối quan hệ ràng buộc với nhau: bạn quen biết ai, ai quen biết bạn… Trong cả công việc lẫn cuộc sống, sẽ có những lúc bạn gặp khó khăn, sự cố đột xuất hoặc cần sự giúp đỡ từ người khác, bạn cần thiết phải có kỹ năng Networking.

Học kỹ năng Networking hiệu quả

1. Chọn địa điểm hợp lý để Networking

Những buổi giao lưu, gặp mặt luôn là nơi Networking lý tưởng. Đương nhiên, bạn có thể nhắn tin, email để tạo mối quan hệ nhưng chắc chắn sẽ không hiệu quả bằng việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với nhau. Muốn tìm được người phù hợp, trước hết, hãy chọn địa chỉ phù hợp để đến.

Chẳng hạn, nếu bạn là ứng viên và đang tìm kiếm công việc ở vị trí Đầu bếp, Phụ bếp, Quản lý… thì những ngày hội việc làm, talk show về nhu cầu lao động, tình hình nguồn nhân lực… sẽ rất hữu ích. Còn nếu bạn đang kinh doanh nhà hàng, khách sạn và muốn mở rộng đối tác, đối tượng khách hàng có thể đến tham gia các chương trình, sự kiện liên quan đến chuyên ngành. Tại các sự kiện này, bạn không chỉ được gặp gỡ nhiều người mà còn tìm thêm những cơ hội mới.

chon dia diem netwworking gia tang kha nang tim viec
Chọn địa điểm Networking thích hợp sẽ gia tăng khả năng tìm được cơ hội tốt 

2. Chú trọng chất lượng thay vì số lượng

Tờ Wall Street Journal bình chọn việc chú trọng chất lượng thay vì số lượng là một trong 9 kỹ năng Networking hiệu quả nhất. Một số người khi tham gia sự kiện luôn cố gắng đi vòng quanh và bắt chuyện với tất cả mọi người, trao danh thiếp cho bất cứ ai mình gặp nhưng thực ra, cách này không mang lại hiệu quả cao.

Thay vào đó, bạn nên dừng lại, dành ra đủ thời gian để nói chuyện, cho người khác ấn tượng tốt về bạn và cả hai có sự hiểu biết cơ bản về nhau. Trên cơ sở đó mới có thể hợp tác lâu dài. Việc cố gắng đi vòng quanh kết nối với tất cả mọi người chỉ để lại những ấn tượng hời hợt, dễ quên.

3. Phong thái tự tin

Có người tham gia sự kiện sẽ nhanh chóng hòa nhập, sôi nổi bắt tay, trò chuyện với nhiều người nhưng cũng có người lại ra về tay không, không có thêm một liên hệ nào. Phong thái tự tin là yếu tố quyết định đến kết quả này. Khi đến tham gia một sự kiện với quá nhiều người, trong đó có những nhân vật có địa vị, bạn sẽ khó tránh khỏi cảm giác lúng túng, rụt rè. Để nhanh chóng đánh tan cảm giác này, bạn nên có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi đến buổi Networking.

phong thai tu tin quyet dinh networking thanh cong
Phong thái tự tin là một trong những yếu tố quyết định bạn có Networking thành công hay không

Thứ nhất là về trang phục. Hãy chọn trang phục lịch sự, tươm tất phù hợp với sự kiện, đừng tự làm khó mình khi vừa bước chân vào sự kiện đã khiến mọi người chú ý chỉ vì trang phục khác người, không phù hợp.

Thứ hai là chuẩn bị một bài giới thiệu về bản thân mình. Đương nhiên, khi đến Networking, bạn bắt buộc phải giới thiệu bạn là ai, bạn muốn tìm việc như thế nào, bạn kinh doanh cái gì… Chuẩn bị sẵn một bài giới thiệu ngắn về bản thân mình và tập luyện tại nhà, nói đơn giản nhưng đầy đủ thông tin. Diễn tập trước sẽ giúp bạn nói mạch lạc, mạnh dạn hơn tại buổi Networking.

Ngoài ra, bạn cũng nên luyện tập cách bắt tay, chào hỏi, cười khi gặp người mới. Một khi bạn đã có sự chuẩn bị tốt nhất, bạn mới có thể tự tin.

4. Theo dõi liên hệ

Nếu sau khi tham gia sự kiện và có được sự kết nối tốt với ai đó hãy cố gắng theo dõi liên hệ với họ, đừng để câu chuyện rơi vào quên lãng. Một cú điện thoại, tin nhắn thể hiện rằng bạn rất vui khi được làm quen với họ, hoặc bạn cũng có thể gửi một email đính kèm bài báo, bảng thành tích của bạn để gợi ý về cơ hội hợp tác giữa hai bên. Lưu ý, bạn đừng tự ý thêm email của họ vào danh sách gửi thư khi chưa được sự đồng ý.

Scroll to Top