1. Kinh doanh bánh mì với 1 triệu, bạn có tin không?
Kinh doanh bánh mì với số vốn hơn 1 triệu đồng trong tay làm gì để giàu nhanh chóng? Đây là thắc mắc của nhiều người khi muốn khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng. Nếu như không có trong tay một số vốn lớn để mở chuỗi cửa hàng kinh doanh bánh mì như vua đầu bếp Minh Nhật, thì bạn cũng có thể tự mở cho mình một cửa hàng bánh mì với số vốn trong khoảng 1 triệu đồng mà cũng có lãi nhiều đấy.
Không chỉ có số vốn lớn thì mới có thể khởi nghiệp kinh doanh được, số vốn nhỏ thì mình thực hiện nhỏ. Trên thực tế đã chứng minh nhiều trường hợp khởi nghiệp kinh doanh chỉ với 1 triệu đồng như: bán quần áo online, bán đồ handmade, bán bánh mì…. Trong đó bán bánh mì với số vốn 1 triệu đã tạo ra lợi nhuận cho bạn ít nhất 5 triệu đồng/ tháng. Số vốn ít nhưng cho lãi gấp 5, thậm chí có thể gấp 10 lần thì tại sao bạn không làm?
2. Bán bánh mì cần chuẩn bị gì?
Lập kế hoạch mở tiệm kinh doanh bánh mì như thế nào cho hiệu quả? Kinh doanh với số vốn 1 triệu thì bạn cần phải lên kế hoạch bán rõ ràng và xác định rõ mình nên bán như thế nào để tối đa hóa lợi nhuận. Với số vốn ít ỏi chỉ 1 triệu trong tay thì bạn cần xác định rõ hình thức kinh doanh của mình như thế nào, sản phẩm của mình bao gồm những nguyên liệu gì…
Lên kế hoạch kinh doanh bánh mì thật chu đáo trước khi mở cửa hàng
- Hình thức kinh doanh: Đây là điều quan trọng và quyết định lợi nhuận của bạn. Bạn có thể chọn bán bánh mì online (đối tượng mua là dân văn phòng, những người bận rộn…), hoặc mở quán bánh mì bán tại các hẻm gần nhà hay cổng trường ( liên quan đến chi phí mặt bằng). Hoặc nếu bạn làm công sở có thể lên thực đơn cho đồng nghiệp chọn và mang đến công ty.
- Sản phẩm: với số vốn ít như vậy thì bạn cũng không cần quá cầu kỳ những thực phẩm kèm với bánh mì. Bạn chỉ cần đảm bảo 2 yếu tố vệ sinh sạch sẽ và ngon thì mọi người sẽ tới mua và ủng hộ bạn. Một số bánh mì phổ biến hiện nay: bánh mì trứng, bánh mì thịt nướng, thịt xíu, bánh mì chả, bánh mì bột lọc…
Nếu như bạn muốn đầu tư thêm và đa dạng các loại bánh mì thì có thể sau vài tháng kiếm lãi rồi đầu tư thêm. Còn hiện tại với số vốn như vậy thì bạn không nên đầu tư nhiều, mà chỉ cần chọn 2-3 loại phổ biến trên để bán là được.
3. Cần lưu ý khi thuê mặt bằng bán bánh mì
Bánh mì là thức ăn nhanh và phù hợp bán vào buổi sáng và chiều tối. Hơn nữa đối tượng hướng tới đó chính là nhân viên văn phòng, học sinh, sinh viên… không nên bán tại khu vực đông công nhân, vì đối tượng này sẽ chọn thức ăn no lâu như cơm, hủ tiếu hoặc xôi.
Ngoài ra khi thuê mặt bằng kinh doanh bánh mì thì nên chọn những khu vực hàng quán, hoặc điểm bán thức ăn. Tránh một số tuyến đường mà cảnh sát cơ động thường xuyên viếng thăm (điều này bạn cần tìm hiểu trước để tránh rủi ro không đáng có). Còn nếu bạn chọn hình thức bán online thì nên lập fanpage, bán trên trang facebook cá nhân rồi nhờ bạn bè chia sẻ và giới thiệu tới văn phòng, bạn bè của họ.
4. Bán bánh mì cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh bánh mì có lời không có lẽ là câu hỏi của những người mới khởi nghiệp. Khởi nghiệp với số vốn nhỏ nên bạn chưa thể đầu tư mua một xe đẩy bán bánh mì được, mà lúc này bạn chỉ cần mua một bàn xếp nhỏ và một tủ kính để làm điểm bán. Ngoài ra bạn cần xác định những vật dụng quan trọng mà bạn cần phải mua và chi phí bỏ ra:
- Bàn xếp và ghế: nên mua bàn hình chữ nhật 0.5 x 0.8m, cao tầm 0.5m có giá 250 ngàn, khoảng 6 ghế nhựa tầm 60 ngàn.
- Bếp ga mini và chảo thì nên tận dụng lấy ở nhà của bạn.
- Tủ kính: mua tủ kính tầm 300 ngàn
- Bảng hiệu: lúc mới mở thì không cần quá phô trương, sang trọng chỉ cần một tấm băng rôn treo phía trước giá 40 ngàn.
Tính tổng chi phí mà bạn cần mua hết khoảng 650 ngàn, lúc này bạn chỉ còn lại 550 ngàn để xoay xở mua những vật dụng cần thiết khác.
Bán bánh mì được xem là “1 vốn bốn lời”
Đó mới chỉ là các vật dụng, còn hàng ngày bạn sẽ phải thực hiện các công việc:
- Mua bánh mì: liên hệ với lò bánh mì mà bạn đã tìm hiểu, đầu tiên bạn lấy 40- 50 ổ mỳ/ 1 ngày. Giá mua bánh mì tại lò khoảng 1800 – 2500 đồng/ ổ tùy loại mà bạn chọn.
- Mua chả: liên hệ chỗ cung cấp chả (bạn có thể bán chả cá, chả giò… tùy theo vị trí bạn sống người ta thường bán chả gì). Giá chả thì dao động khoảng 80 – 120 ngàn/kg.
- Trứng và thịt: bạn có thể mua tầm 20 quả trứng gà, thịt thì có thể mua khoảng 1kg rồi chế biến. Nên mua khoảng 100 quả 1 lần để được tính giá buôn, hoặc sau này quen rồi thì chỉ cần alo là họ sẽ mang đến cho bạn.
- Nguyên liệu khác: ngoài ra cần mua dầu ăn dùng để chiên trứng, tương ớt chai lớn, dưa chua, rau thơm, bao bì….
Chi phí mua những vật dụng trên khoảng 450 ngàn, bạn còn khoảng 100 ngàn thì có thể đổi tiền lể đối làm tiền lại trả khách và dự phòng phát sinh những thứ cần mua thêm. Trường hợp bán đắt hàng thì bạn có thể gọi thêm bánh mì bằng số tiền đó…
5. Chuẩn bị sẵn tâm lý – kinh nghiệm bán bánh mì
Bán ế: Không phải ai cũng buôn may bán đắt ngay buổi đầu tiên, vì thế bạn có thể chuẩn bị tâm lý nếu ngày đầu tiên mở bán bị ế ẩm. Nguyên nhân có thể là do trời mưa, ngày cuối tuần… nhưng thường sẽ không bị tổn thất nhiều, vì các nguyên liệu của bạn vẫn bảo quản được để bán sang ngày hôm sau. Để tránh ế ẩm ngày khai trương, trước khi mở bán bánh mì buổi đầu tiên thì nên tạo nhiều mối quan hệ để bạn bè, đồng nghiệp đến mua hàng và ủng hộ.
Mâu thuẫn và cạnh tranh với những người bán xung quanh: Ngay cả khi sản phẩm bạn bán không cạnh tranh trực tiếp thì họ vẫn có muôn vàn lý do khác để nói xấu, bắt nạt, hoặc gây khó dễ… Vì thế, hãy tranh thủ những lúc rảnh rỗi làm công tác ngoại giao thật tốt để xủng cố các mối quan hệ xung quanh.
Cảnh sát trật tự tịch thu đồ: Đây là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những người bán hàng vỉa hè. Nếu không biết “làm luật” từ trước với phường, thì bạn cũng phải hỏi thăm những người bán xung quanh để lấy kinh nghiệm bán bánh mì cho mình và nhờ họ chỉ cho ít “mánh khóe” để tồn tại.
Về hình thức kinh doanh bạn có thể chọn bán bánh mì onine hoặc thuê mặt bằng bán bánh mì ở vỉa hè. Tuy nhiên, nếu bán vỉa hè bạn có thể gặp nhiều rủi ro hơn, như: bán ế, cạnh tranh với những người bán xung quanh, bị CSCĐ hốt, bị quản lý phường làm khó… Nên nếu muốn đầu tư kinh doanh lâu dài và mở rộng phát triển thì nên tiếp cận sang thị trường online sẽ hiệu quả hơn.
Còn nếu muốn bán vỉa hè ổn định, tất nhiên bạn cần thuê mặt bằng, có quán xá hẳn hoi. Biết đâu một ngày không xa chỉ với số vốn ban đầu 1 triệu đồng mà bạn dựng nên một thương hiệu bánh mì nổi tiếng khắp khu phố.
6. Kế hoạch tài chính khi kinh doanh bánh mì
Sau một tháng mở quán kinh doanh bánh mì, thì việc kinh doanh đã đi vào hoạt động thì chắc chắn doanh thu sẽ ổn định hơn. Lúc này quán của bạn đã có một lượng khách mua trung thành nhất định, bạn sẽ dựa vào báo cáo bán mỗi ngày để biết số lượng bán ra là bao nhiêu và phản hồi khách hàng như thế nào.
Theo như tính toán dựa trên nguồn vốn 1 triệu đồng thì số tiền lãi của bạn sẽ là 3 triệu đồng. Trừ đi những khoản phí phát sinh thì bạn cũng còn gần 1 nữa số lãi. Và những tháng về sau việc kinh doanh bánh mì thì chi phí ổn định hơn, khách đến nhiều hơn thì lợi nhuận của bạn cũng tăng cao hơn lúc này bạn sẽ tính toán tới việc đầu tư thêm cho quán bán bánh mì của mình.
Đầu tiên bạn sẽ sử dụng tiền lãi đó để đầu tư cho nơi bán của mình, đầu tư thêm vào nguyên vật liệu, nếu mở thêm chỗ mới thì cần thuê thêm nhân viên… chẳng bao lâu bạn cũng sẽ sở hữu cho mình một chuỗi cửa hàng bán bánh mì.
Người ta nói cơ hội chỉ đến với ta một lần, và người thành công là người biết nắm bắt cơ hội đó. Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã biết được bán bánh mì cần những gì rồi phải không, nhớ là hãy lập kế hoạch khi doanh bánh mì một cách hoàn hảo trước khi mở tiệm bánh mì nhé. Hãy tích lũy thật nhiều kinh nghiệm bán bánh mì thì chắc chắn rằng bạn sẽ thành công đó. 1 triệu đồng đôi khi chỉ là một bữa ăn của những người giàu có, nhưng bạn hoàn toàn có thể biến 1 triệu thành 100 triệu nếu biết cố gắng và tận dụng xu hướng, công nghệ mới.
7. Kinh doanh bánh mì thịt có phải là lựa chọn đúng đắn?
Hiện nay, không hề khó để tìm ra các xe bánh mì, tiệm bánh hoặc lò xưởng bánh mì ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước. Với số vốn ít và mức lợi nhuận khủng khiến cho việc kinh doanh bánh mì nhanh chóng trở thành xu hướng được rất nhiều người lựa chọn. Theo đó, mỗi chiếc bánh mì được bán với mức giá từ 10.000 – 15.000 đồng sẽ mang về cho bạn lợi nhuận từ 4.000 – 7.000 đồng/bánh. Như vậy, nếu bánh mì của bạn đủ ngon và thu hút được khách hàng thì việc bán mỗi ngày 100 – 150 chiếc bánh là điều rất bình thường.
Như vậy, thu nhập mỗi ngày của một tiệm kinh doanh bánh mì thịt có thể ước tính được từ 400.000 – 1.000.000 đồng, nắm bắt cơ hội này rất nhiều người đã nhanh chóng tham gia các khóa học làm bánh mì để mở tiệm kinh doanh. Tuy nhiên, bạn cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh lớn và nhiều yếu tố như: chất lượng và hương vị bánh, địa điểm bán hàng, thời điểm bán, mức giá, quảng bá thương hiệu…
Vốn ít – Lợi nhuận cao
Chỉ với một số vốn nhỏ bạn đã có thể kinh doanh bánh mì kẹp thịt bạn có thể thu lời hàng triệu đồng mỗi tháng. Một chiếc bánh mì với mức giá 10.000 – 15.000 đồng sẽ mang về lợi nhuận cho bạn từ 4.000 – 7.000 đồng/chiếc. Vậy nếu bánh mì của bạn đủ ngon và thu hút được khách hàng thì việc bán 100 chiếc bánh mì mỗi ngày và thu nhập từ 400.000 – 700.000 đồng/ngày là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên muốn thành công bạn cũng cần có kế hoạch cụ thể cùng một số bí quyết được chia sẻ dưới đây để công việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn.
Điều quan trọng để làm giàu với xe bánh mì là hãy đảm bảo bánh mì của bạn đủ ngon, đủ ấn tượng với hương vị thơm ngon đặc biệt để thu hút được khách hàng. Đây chính là mấu chốt chính để họ quay lại thưởng thức và đem lợi nhuận đến cho bạn, chất lượng bánh mì là yếu tố đầu tiên bạn cần nhớ khi thực hiện mô hình này.
Bánh mì Việt Nam đặc trưng vỏ giòn, ruột mỏng
Bạn có thể lấy sẵn các loại bánh mì tại các lò bánh mì, hoặc có thể tự tay làm bánh mì để có được những loại bánh ngon nóng hổi và chất lượng. Tham gia một khóa học làm bánh mì với 25 món bánh mì nổi tiếng trên thế giới sẽ giúp bạn có được loại bánh mì chất lượng nhất, đồng thời bạn cũng có thể thay đổi thực đơn thường xuyên để đa dạng sản phẩm cho xe bánh mì của mình hơn. Việc tạo ấn tượng với món bánh mì ngon ngay từ đầu sẽ giúp bạn khẳng định được độ ngon và tạo cho mình thương hiệu được nhiều người biết đến.
Sau khi có bánh mì ngon bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như thịt, chả lụa, trứng, xíu mại… tùy theo loại bánh mì bạn muốn bán, chuẩn bị thêm dưa leo, rau thơm, hành, ớt… chọn những loại nguyên liệu tươi ngon sẽ tăng thêm chất lượng cho bánh mì của bạn.
Xe bán bánh mì di động ( Booth sampling)
Sau khi đã chuẩn bị và lựa chọn được bánh mì để kinh doanh, bước tiếp theo cần chuẩn bị là xe bán bánh mì di động, hoặc những quầy hàng di động để thực hiện việc kinh doanh. Tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể đầu tư được những chiếc xe bán bánh mì đẹp mắt và thu hút, hình thức bên ngoài cũng khá quan trọng để thu hút khách hàng. Bạn có thể chọn những loại xe chất liệu gỗ, inox, sắt tùy thích và trang trí chúng cho bắt mắt.
Lựa chọn địa điểm bán hàng thuận tiện
Chỉ xếp sau việc có được sản phẩm bánh mì thơm ngon hấp dẫn, lựa chọn địa điểm bán hàng phù hợp sẽ góp phần quyết định việc kinh doanh bánh mì có thành công hay không. Bạn nên chọn địa điểm đông người và có nhiều đối tượng phù hợp nhất như nhân viên văn phòng, sinh viên, đông dân… Không nên chọn những khu vực có đông công nhân lao động chân tay vì bánh mì sẽ nhanh đói nên họ sẽ ít mua bánh mì.
Bán đúng thời điểm – nhanh nhẹn tạo nên thành công
Hãy tìm hiểu về địa điểm mình sẽ kinh doanh bánh mì trước đó nhiều lần để hiểu được khung giờ sinh hoạt của những đối tượng khách hàng của mình. Đây là cách để bạn hiểu và tạo được kế hoạch bán hàng, thông thường khoảng thời gian từ 7h – 8h sáng là đông khách nhất do sinh viên đi học, nhân viên văn phòng đi làm…
Do vậy trong khoảng thời gian này bạn cần nhanh nhẹn một chút vì khách hàng sẽ có thể dồn lại một lần nhiều người, để giải quyết vấn đề này bạn có thể thuê thêm một vài bạn sinh viên để phụ việc trong những giờ cao điểm. Đến khi công việc đã vào nề nếp và lượng khách đã ổn định bạn có thể thuê hẳn nhân viên và tiếp tục phát triển thêm ở những địa điểm khác nhằm tăng thêm thu nhập.
Mức giá phù hợp
Một ổ bánh mì hiện nay có giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng
Tùy vào các loại bánh mì và độ ngon của bánh mì sao cho có mức giá phù hợp với đối tượng bạn nhắm đến, ví dụ như bán bánh mì ở cổng trường thì nên chọn những mức giá tầm 10.000 – 13.000 đồng, ở nơi có nhân viên văn phòng nhiều thì mức giá khoảng 13.000 – 15.000 đồng là ổn. Thông thường khi bán bánh mì ở nơi đông sinh viên bạn sẽ bán được nhiều hơn vì đối tượng khách hàng này không quá đòi hỏi về chất lượng bánh mì và bạn cũng có thể để giá tốt thu lợi nhuận tốt hơn.
Quảng bá thương hiệu đúng cách
Bạn sẽ nghĩ chỉ kinh doanh bánh mì rất đơn giản thì không cần đến việc quảng bá thương hiệu, tuy nhiên đây là việc rất cần thiết để gây được sự chú ý của mọi người và giúp bạn bán được nhiều sản phẩm hơn. Bạn có thể gây chú ý bằng những cách như in banner, quảng bá với những chương trình khuyến mãi như tặng thêm ly nước nhỏ, giảm giá hay các khuyến mãi như mua 3 tặng 1… Bạn nên in những thông tin này thật nổi bật để mọi người ấn tượng với nó.
Trên đây là những bí quyết giúp bạn làm giàu với mô hình bán bánh mì Việt Nam, với những gợi ý cách làm giàu từ xe bánh mì trên đây hi vọng bạn sẽ thực hiện được ý tưởng kinh doanh của mình thật hiệu quả và thành công.