Digital marketing là gì? Cẩm nang về Digital marketing thực chiến chi tiết từ A – Z

Đây không phải bài viết chỉ định nghĩa “digital marketing là gì?“, nó còn là nội dung chia sẻ CHI TIẾT NHẤT giúp bạn cách thức để nắm TỔNG QUAN về hoạt động digital marketing bao gồm những gì, cách thức triển khai, những kinh nghiệm & lưu ý của tôi xoay quanh chủ đề này. Nó không giống những bài viết khác trên Google hiện nay, chủ yếu được dịch từ nước ngoài về. Đây là bài viết chia sẻ các kiến thức THỰC CHIẾN & phù hợp với thị trường Việt Nam trong giai đoạn 2019, 2020 này.

GIỚI THIỆU:

Tôi là Trần Thịnh Lâm, có 9-10 năm gì đó ăn nằm & kinh doanh trên môi trường online. Trải qua nhiều ngành nghề kinh doanh, nhiều hoạt động liên quan đến Digital Marketing. Thời điểm 2019 này tôi cũng muốn TỔNG HỢP & ĐÚC KẾT lại những gì mình suy nghĩ, mình biết xoay quanh hoạt động này.

Hiện nay tôi là founder/admin của group “Cộng Đồng Digital Marketing”, có gần 100.000 active members & hơn 200.000 thành viên. Tôi cũng muốn viết bài này để chia sẻ với những ae newbie tại nhóm, để có thể nắm tổng quan & chi tiết nhất những gì liên quan đến Digital Marketing theo quan điểm/góc nhìn của riêng tôi.

NOTE: bài này mình tự tay viết 90%, 10% còn lại chủ yếu mấy cái liên quan đến định nghĩa. Khá dài nên ae ráng đọc, khá hữu ích đấy ạ!!!

Chon Kenh Digial Marketing 03 1

=============

1. Digital Marketing là gì?

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ Digital Marketing. Nhưng với riêng tôi, tôi muốn bạn hiểu một cách ĐƠN GIẢN + GHI NHỚ về sau (nên sẽ giải thích hơi dài xíu nhé). Để dễ dàng cảm nhận về nó nhất, chúng ta nên tách đôi 2 từ này ra sẽ dễ định nghĩa & cảm nhận hơn.

Digital là gì?

Hiểu “nôm na” Digital là KỸ THUẬT SỐ (trong hoạt động marketing thì từ kỹ thuật số được xem như là những gì liên quan đến CÔNG NGHỆ, CÔNG NGHỆ SỐ, ONLINE, INTERNET,…). Thực tế dịch nghĩa từ Tiếng Anh sang Việt sẽ rất sát nghĩa, nhưng chúng ta hiểu sơ sơ là thế đã.

Và Marketing là gì?

MARKETING là một từ khóa rất quen thuộc với tất cả chúng ta, nhưng nói thật để định nghĩa ĐÚNG nó thực sự “khó ác”. Mình không mạnh về thuật ngữ cho lắm. Nhưng khi nghiên cứu thì mỗi sách, mỗi tài liệu, mỗi chuyên gia lại định nghĩa theo một cách khác nhau (làm mình khá rối).

Định nghĩa theo Google Transtate:
Marketing = TIẾP THỊ, nghe có vẻ chưa đủ “độ phê” và dễ hiểu lắm. 😀

“Marketing xuất phát từ động từ “to Market – đem 1 sản phẩm ra thị trường. Trong văn phạm tiếng Anh, khi một Động từ thêm “ing” để trở thành một Danh động từ thì nó sẽ mang ý nghĩ chuyển động. Giống như to go: làm thì going: hành động di chuyển. Như vậy “Marketing” có nghĩa là hành động đưa một sản phẩm ra thị trường. Nó là một chuỗi hệ bao gồm từ khi sản phẩm còn nằm trên giấy cho đến khi đến tay người tiêu dùng và chết đi.” – (Từ điển tiếng Anh năm 1944)

Định nghĩa theo Wikipedia:
Marketing là quá trình kinh doanh tạo mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng. Tập trung vào khách hàng, marketing là một trong những thành phần hàng đầu của quản lý doanh nghiệp. Marketing là một nhiệm vụ trong cơ cấu tổ chức và là một tập hợp các tiến trình để nhằm tạo ra, trao đổi, truyền tải các giá trị đến các khách hàng, và nhằm quản lý quan hệ khách hàng bằng những cách khác nhau để mang về lợi ích cho tổ chức và các thành viên trong hội đồng cổ đông
Quy trình marketing bao gồm 5 bước cơ bản: Nghiên cứu thị trường, phân khúc thị trường, định vị thị trường, quá trình thực hiện và cuối cùng là kiểm soát.

Định nghĩa theo cách hiểu đơn giản của mình:

Marketing là hoạt động kết nối SẢN PHẨM của doanh nghiệp với KHÁCH HÀNG, thông qua các chiến lược/công cụ bên trong marketing (bao gồm quảng cáo, truyền thông, khuyến mãi, PR, digital marketing,..). Giúp KÍCH CẦU hoạt động BÁN HÀNG + THƯƠNG HIỆU của doanh nghiệp.

P/s: hơi sai nhưng kệ thôi. 😀

=> VẬY DIGITAL MARKETING LÀ GÌ?

Ghép lại 2 từ trên DIGITAL + MARKETING, chúng ta hiểu “nôm na” nó là hoạt động MARKETING VỚI NỀN TẢNG SỐ.

Đi vào phần Digital Marketing gồm những gì chúng ta sẽ dễ hiểu hơn “nền tảng số” bao gồm những gì?

2. Digital Marketing bao gồm những gì?

Digital Marketing Gom Nhung Gi

Giải nghĩa từng hoạt động: (Update…)

Mà thực ra: ae nên tự search Google tìm hiểu thêm. Khá nhiều post về nó…

3. Tầm quan trọng của Digital Marketing?

Xét theo thị trường Việt Nam để chúng ta dễ cảm nhận hơn, nếu là 10-20 năm trước thì nó cũng không quan trọng lắm đâu. Nhưng 10 năm trở lại đây, mà mạnh mẽ hơn là 5 năm gây đây. Nó như là PHẦN RẤT QUAN TRỌNG của mọi doanh nghiệp.
Chúng ta không phải trả lời câu hỏi, có nên triển khai digital marketing hay không nữa, mà câu hỏi quan trọng lúc này là NÊN TRIỂN KHAI NÓ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ HIỆU QUẢ? (câu này nghe của anh chuyên gia nào đấy, khá lâu rồi).

Tại sao lại thế?

Việt Nam chúng ta là nước có INTERNET rất phát triển (mạng mạnh & rẻ, wifi miễn phí), DÂN SỐ ĐÔNG (~100 triệu dân), tỷ lệ GIỚI TRẺ nhiều (trung bình 28 tuổi), số lượng dùng SMARTPHONE cao, số lượng dùng INTERNET CAO (trên 60 triệu), thời gian ONLINE CAO, và hầu hết xuất hiện KHÁ TẬP TRUNG ở một số kênh như: Google, Facebook, Youtube & các social khác.

Khá thuận lợi để TIẾP CẬN khách hàng tiềm năng trên môi trường này. Rõ ràng kênh Offline hiệu quả, nhưng kênh ONLINE đã & sẽ còn là XU HƯỚNG trong 5-10 năm tới.

Với kênh tiếp cận Digital Marketing, sẽ khá thuận lợi để giúp chúng ta:

– Không còn rào cản về địa lý (thế giới phẳng)
– Có thể tiếp cận được số lượng khách hàng nhiều hơn
– Truyền tải thông tin đa dạng, đầy đủ & chi tiết hơn
– Phù hợp với đa số các lĩnh vực & quy mô khác nhau
– Xây dựng phễu & mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng
– Dễ dàng xây dựng thương hiệu doanh nghiệp & thương hiệu cá nhân
– Dễ dàng thu data/phễu & chăm sóc lại khách hàng
– Chi phí rẻ nếu triển khai hiệu quả (và cũng có nguy cơ ngược lại, nội dung này mình sẽ nói rõ hơn ở phía sau)
– Cá nhân hóa đối tượng khách hàng với một số kênh tiếp cận khi có database
– Triển khai nhanh, có kết quả nhanh. (mà cũng có nguy cơ #sml nhanh. kaka)
– Có nhiều lựa chọn để tiếp cận từng phân khúc khách hàng, không bị hạn chế như hoạt động Offline Marketing
– …

4. Triển khai digital marketing với doanh nghiệp smes như thế nào?

Với những doanh nghiệp ở tỉnh thành lớn như tp.HCM & HN, việc triển khai kênh Digital Marketing diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên ở các tỉnh lẻ thì Digital Marketing với đa số mọi người chỉ dừng ở “BIẾT” chứ chưa thực sự nghiêm túc triển khai. Nhất là nhóm doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp thuộc (7x, 6x,…).

Để trả lời câu hỏi này không hề dễ, vì nó còn phụ thuộc vào từng CẤP ĐỘ của người triển khai.
– Với những newbie chưa biết gì, nhưng có lợi thế “nhạy công nghệ” sẽ khác (nhạy công nghệ được hiểu là những bạn va chạm internet, sử dụng socail, thiết bị smartphone, máy tính, các công cụ,… khá thường xuyên)
– Với những newbie “cầm chuột máy tính” vẫn còn khó khăn sẽ khác
– Với những người đã từng triển khai, biết tương đối sẽ khác
– Với doanh nghiệp có nền tảng offline sẵn
– Với doanh nghiệp mới thành lập
– Với doanh nghiệp kết hợp Digital Marketing với Offline
– Với từng ngành nghề, sản phẩm, phân khúc khách hàng,…
– …

Từng trường hợp ở trên mình liệt kê ra, đều sẽ có cách tiếp cận & triển khai digital marketing khác nhau. Tuy nhiên, trong nội dung này mình sẽ cố gắng truyền tải những KEYWORDS theo hướng chung chung và mong rằng nó sẽ phù hợp.

Bước 1: Khảo sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp hiện tại

– Review những nền tảng cũ
– Hỏi – đáp với chủ doanh nghiệp (nắm rõ mục đích & kỳ vọng)

Bước 2: Xác định các nguồn lực để triển khai Digital Marketing

– Nhân sự: ai là người thực hiện?
– Tài chính: chúng ta có bao nhiêu tiền mỗi tháng để trienr khai hoạt động này
– Nền tảng trước đây?

Bước 3: Lên plan sơ bộ & chọn kênh triển khai

– Nhân sự, tài chính,…
– Nghiên cứu thị trường & đối thủ
– Xác định chân dung khách hàng
– Lựa chọn kênh triển khai phù hợp
– Content marketing (bài viết, hình ảnh, thông điệp,…)
– Checklist chi tiết cho từng hoạt động
– KPIs, Mục Tiêu
– …

Bước 4: Xác định những lợi thế KHÁC BIỆT

– Đây là yếu tố quan trọng để cạnh tranh
– …

Bước 5: Thực thi từng bước một

– Triển khai mạnh mẽ với từng checklist, kpi đã đề ra
– Ở bước này cố gắng làm HIỆU SUẤT nhất có thể để mang lại kết quả, ít tốn nguồn lực & chi phí (nếu không sẽ rất dễ #sml)
– …

Bước 6: Đo lường & tối ưu, mở rộng sau đó

– Đo lường nền tảng đạt được (phễu, reach, traffic, leads,…)
– Đo lường chuyển đổi về THƯƠNG HIỆU & BÁN HÀNG
– Duy trì tốt các kênh đang triển khai
– Mở rộng kênh tiếp cận mới để tăng hiệu quả khi đã làm tốt 1-2 kênh đầu tiên
– Mở rộng phân khúc khách hàng
– …

Bước 7: Luôn luôn update, cải tiến & làm tốt hơn NGÀY HÔM QUA!

Tại sao Slogan của Cộng Đồng Digital Marketing lại là “NEVER STOP LEARNING”. Vì đây chính xác là hoạt động rất rộng & thay đổi cực kỳ nhanh, song song đó là sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Vì thế chúng ta phải liên tục update để cải tiến, làm tốt hơn chính mình của ngày hôm qua. Có như thế kết quả tốt đẹp mới CỘNG HƯỞNG theo thời gian được…

Cong Dong Digital Marketing

5. Trở thành một digital marketer có khó không?

Su Tang Truong Digital Marketing

Rõ ràng đây là một công việc HẤP DẪN, nhưng cũng đầy thử thách. Càng nhiều người quan tâm & muốn làm nó càng thể hiện “độ hot” của nó, tuy nhiên kèm theo đó cũng là sự cạnh tranh rất khốc liệt.

Để trở thành một digital marketer, chúng ta cần một số tố chất sau:
– Không cảm thấy “chán ghét” với công việc phải cắm mặt vào máy tính
– Không chỉ làm việc 6-8h nhàn hạ như một số công việc khác, một digital marketer muốn giỏi phải cày nhiều hơn thế.
– Đây là công việc không “nhẹ đầu” & không có xu hướng lặp đi lặp lại như một số việc khác. Chúng ta cần SÁNG TẠO liên tục, đổi mới khối lượng việc & “ĐỘNG NÃO”
– Não bộ vận động nhiều đồng nghĩa với việc bạn sẽ gặp nhiều stress. Chúng ta cần chịu áp lực cao
– …

=> Không dễ như mọi người vẫn nghĩ. Nhưng sẽ dễ với ai đó có đam mê & chịu khó CÀY, học & làm liên tục để tiến bộ từng ngày. Nâng cao năng lực theo thời gian gắn bó với hoạt động này.

6. Công việc của một digital marketer?

P/S: ĐÂY LÀ CHECKLIST MÌNH GIAO VIỆC VỚI ATP TEAM:

Khối lượng cần làm của 1 MARKETER tại ATP với mức lương cứng 5-6tr/tháng (thưởng có thể x2-5 lần lương tùy đóng góp):

1. XÂY TÀI NGUYÊN PROFILE FB: (15% time)
– Target tệp mới, kết nối thường xuyên mỗi ngày
– Chạy song song 3-5nick, ai skill tốt và làm lâu thì 5-10nick
– Hoạt động này duy trì đều mỗi ngày
– Nên áp dụng một số tools tự động đặt lịch, nuôi acc đang dev sắp launching của cty để quản trị nhiều profile
– Duy trì reach, kích cầu bằng content hợp lý, làm hoạt động branding
– …

2. WEBSITE & SEO – VIẾT CONTENT CHUẨN SEO TRÊN SITE (10-15%)
– Hoạt động này đòi hỏi mỗi marketer cần phải biết và có kiến thức về nó
– Hiểu thị trường, hiểu keywords, đo lường và cảm keywords tốt
– Chuẩn hóa content từ title, meta, h2, h3, pic, tag, call action, link nội bộ, chèn video, độ dài, content hay,…
– HIỆU SUẤT. Hoạt động viết bài này rất tốn nguồn lực vì vậy cần phải làm rất hiệu suất (hiện tại chúng ta có gần 20site để lên bài)
– Có time thì đi thêm backlink từ các diễn đàn & social #
– Thông thường nên dành 3-5 ngày trong tháng để làm nó (chiếm 10-15% khối lượng cần làm)
– Đề xuất hướng tối ưu SEO cho site, fix content site phù hợp hơn theo time
– Tự làm sale page về sản phẩm mới, về nội dung gì đó mới khi cần
– Từ tài nguyên profile FB nổ lực kéo traffic cho site
– …

3. SÁNG TẠO CONTENT (20-30%)
– Là marketer phải cảm được thị trường, hiểu KH muốn đọc/xem gì và sáng tạo nội dung theo nó
– Biết design 1 pic đẹp & nhanh
– Viết bài hay, chú trọng vào title & call action
– Quay video, quay màn hình or trực tiếp, làm video livestream, làm video series,…
– Biết làm video (thành thạo các tools hỗ trợ làm video), up video lên Youtube & chuẩn SEO cho video để có view tự nhiên
– Làm CONTENT rất tốn nguồn lực, vì vậy cần làm chuẩn để all team cùng đẩy được & bản thân phải đẩy mạnh nó (ít nhất mỗi content tập trung tạo ra phải reach đến min 10k user)
– …

4. HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ADS (10-20%)
– Biết set ads Facebook và rất rành về nó. Biết target KH, chạy custom audience, lookalike, retargeting,… Phân tích các chỉ số & tối ưu. Biết nuôi acc chạy ads và xử lý acc khi bị khóa.
– Biết phân tích keywords và set ads adwords. Sử dụng thành thạo các công cụ của GG như: trends, planner, mastertool, remarketing,…
– Có kiến thức về các nền tảng ads khác như: Coccoc, Zalo, Youtube,…
– …

5. PLAN, NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH,… (5-10%)
– Phân tích đối thủ
– Phân tích thị trường
– Đề xuất tính năng mới
– Đề xuất chiến lược cho cty
– Tự lên plan cho bản thân & thực thi
– Khả năng tương tác đội nhóm, trình bày ok
– …

6. XÂY DỰNG NỀN TẢNG KHÁC (10-20%)
– Từ tài nguyên profile có phụ xây nhóm, xây fanpage
– Từ content tạo ra được để đăng lên nhóm, page (đặt lịch). Dành ra 1-2h đặt lịch cho cả tuần or cả tháng…
– Xuất hiện ở một số group khác để sharing, tham gia các hoạt động cộng đồng khác, hỗ trợ làm talkshow, workshop, offline của cty tôt chức
– Xây phễu Email, ChatBox FB, Push noti site,…
– Tập trung hỗ trợ content & marketing mạnh mẽ khi có dự án hay sản phẩm mới…
– Sử dụng thành thạo và hiểu bộ công cụ của ATP
– …

7. MỘT SỐ YÊU CẦU KHÁC (10-20%)
– Thái độ chuẩn mực
– Tính cách chuẩn mực
– Làm việc tập trung và hiệu suất nhất
– Update kỹ năng mềm mỗi ngày
– Update chuyển môn mỗi ngày
– Làm việc chủ động, tự đề xuất và thực thi, ko chờ giao việc
– Sharing mọi thứ với teamwork, khách hàng,…
– Nổ lực tạo ra giá trị lớn nhất tại cty & cho KH
– …

===============
Tin mình đi, một Marketer Giỏi dư sức biết & làm all các hoạt động trên. Thậm chí có thể ĐI DU LỊCH mỗi tháng, ngồi cafe mỗi ngày với 1 chiếc laptop vẫn có thể điều khiển công việc từ xa được… cuối tháng tiền lương + thưởng vẫn chảy vào bank nhẹ nhàng. @@

By Trần Thịnh Lâm

7. Nên tập trung vào hoạt động gì?

  • Nắm kiến thức tổng thể về Digital Marketing với từng kênh
  • Xác định lợi thế bản thân mạnh gì?
  • Tập trung chuyên sâu 1-2 mảng thực sự mạnh.
  • Ví dụ: bạn có kỹ năng viết tốt. Tập trung hoạt động Content Marketing. Bạn có kỹ năng tốt về kỹ thuật chạy google ads, tập trung thật chuyên sâu với nó.

8. Làm sao để trở thành Quản Lý Với Hoạt Động Digital Marketing?

Cách đây vài tháng mình có livestream trên trang cá nhân chia sẻ về chủ đề này. Bạn có thể xem nó tại đây!

Trang Bị Năng Lực Quản Lý Hoạt Động Digital Marketing (Vị Trí CMO) | Trần Thịnh Lâm

9. Chủ doanh nghiệp SMEs nên biết gì về Digital Marketing?

Như phân tích ở phía trên, hiện nay đang có một vấn đề lớn. Đó là KHOẢNG CÁCH THẾ HỆ. Khá nhiều chủ doanh nghiệp thuộc thế hệ 6x, 7x sẽ không đủ trải nghiệm & “độ nhạy” để nắm kiến thức về Digital Marketing. Vì thế các hoạt động triển khai digital marketing rất dễ thất bại, gây tốn kém nhiều tiền của & nguồn lực.

Kinh nghiệm của mình là:

  • Có một nhân sự thực sự giỏi & đáng tin (làm vị trí CMO như ở trên). Hay vị trí Digital Marketing Manager.
  • Chủ doanh nghiệp cũng nên ĐI HỌC hay TỰ HỌC kiến thức nền cơ bản. Để có thể quản lý tốt hoạt động của team
  • Nếu được, nên là người THỰC CHIẾN với hoạt động này. Bắt tay vào làm sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn

10. Digital Marketing, Internet Marketing và Online Marketing có gì khác & giống nhau?

Thực tế thì Online/Internet Marketing là một, theo mình nghĩ là thế.

Còn về Digital Marketing & Online Marketing, chúng ta có thể hiểu nó gần giống nhau vẫn được. Còn rõ ý hơn thì thực tế online marketing là một phần trong Digital Markeitng.

(Updating…)

All In One Atp Software

11. Những công cụ một digital marketer cần biết

Công Cụ WEBSITE & SEO:

– Google Console
– Analytics
– Similarweb & Alexa
– Ahref, Moz, Keywordtool.io,…
– WordPress, Shopify,…
– Onesignal, pushcrew,…
– Tawk.to, subiz, metu,…
– Ladipage, slimweb,…
– Atpseo, atp spin,…
– …

Công Cụ SOCIAL LISTENING:

– Buzzsumo, buzzmetrics, younet,…

Công Cụ FACEBOOK:

– Các tools quản lý fanpage (atpcare, pancake, smax.in,…)
– Các tools chatbot (manychat, hana, fchat, chatfuel,…)
– Các tools quản lý & đặt lịch (buffer, hootsuite,…)
– (QC) Bộ tools ATP Software(auto trên profile, group & page)
– …

Công Cụ DESIGN PIC & VIDEO:

– Canva
– Photoshop
– Envato
– Instagram
– Bộ adobe
– …

Công Cụ NGHIÊN CỨU:

– Google planner
– Google Trends
– …

Công Cụ EMAIL MARKETING:

– Getresponse
– Mailchimp
– …

Công Cụ POS:

– Kiotviet, nhanh
– Suno, Sapo,…
– …

Công Cụ CRM & ERP:

– Hotspot, Infusionsoft, salesforce,…
– Getfly, CRMViet, Bitrix24,…
– Winerp, Ecount, ERPOnline,…
– …

P/s: nắm cơ bản & chuyên sâu vài công cụ. Khi biết vọc kỹ 2-3 công cụ nào đó rồi, thì các công cụ khác cũng không quá khó khăn khi nghiên cứu về nó. Biết nhiều để SO SÁNH & “Chém Gió”. 😀

12. Cách để có thu nhập trên $1000 mỗi tháng từ công việc Digital Marketing

  • Làm dịch vụ
  • Làm vị trí quản lý
  • Là chuyên gia
  • CÀY NHƯ TRÂU
  • Có 2-3 năm kinh nghiệm trở lên
  • Có nền tảng & thương hiệu cá nhân

 

XEM THÊM:

13. Những sai lầm & ngộ nhận về Digital Marketing

(Updating…)

14. Tự Học Digital Marketing Hiệu Quả

– Tham gia các hội nhóm
– Theo dõi các chuyên gia
– Đọc nhiều, thực hành nhiều & đúc kết
– Đọc sách
– Tham gia các khóa học miễn phí & trả phí
– Theo dõi các channel chia sẻ về chủ đề này
– Tìm kiếm & nghiên cứu ở các blog, chuyên gia nước ngoài
– Đọc tài liệu tiếng anh
– …

LỜI KHUYÊN BẮT ĐẦU:

– Nên xây dựng thương hiệu cá nhân cho chính mình
– Nên luyện tập khả năng content marketing, kỹ năng viết
– Design cơ bản là kỹ năng bạn cũng nên có
– …

 

Cẩm nang về Digital marketing thực chiến chi tiết từ A - Z

15. Những Group Về Chủ Đề Digital Marketing Sôi Nổi Hiện Nay

Cộng đồng Digital Marketing Việt Nam
https://www.facebook.com/groups/digimarkVN

Digital marketing Ctrl A
https://www.facebook.com/groups/marketingctrla

Cộng Đồng Digital Marketing ☑️
https://www.facebook.com/groups/CongDongDigitalMarketingVNN

Digital Marketing A-Z
https://www.facebook.com/groups/MarketingAZ

DMA – Digital Marketing Agency
https://www.facebook.com/groups/digitalmarketingagency

Cộng đồng iSocial
https://www.facebook.com/groups/congdongisocial/

XEM THÊM: 

40 website kiếm tiền trực tuyến uy tín tại Việt Nam năm 2019

25 webiste rút gọn link kiếm tiền online uy tín năm 2019 

7 trang web tuyển dụng uy tín nhiều người quan tâm nhất 2019

16. CÁC ĐỐI TƯỢNG & TRƯỜNG PHÁI DIGITAL MARKETING HIỆN NAY, KHÁC NHAU GÌ?

– Client
– Agency
– SMEs
– Cá Nhân Kinh Doanh
– …

(Updating…)

17. Tài liệu về Digital Marketing

Tài liệu tổng hợp Ebook Marketing Online:
Link: https://goo.gl/83dMAE

Tổng hợp 50 Ebook triển khai Facebook Marketing
Link: https://sum.vn/50_Ebook (Isocial)

Tài Liệu SEO Tổng Hợp Cực Chất: (2019)
Link: https://sum.vn/Tai_Lieu_SEO

Tài liệu Digital Marketing do ATP tổng hợp:
Link: https://sum.vn/Tai_Lieu_Digital_Marketing

Tài liệu tổng hợp những kiến thức cơ bản về SEO, Mail marketing, Content MKT,…
Link: https://sum.vn/kien_thuc_can_ban

TÀI LIỆU ZALO MARKETING TỪ A-Z
Link tải: https://goo.gl/7fhxkm

18. Sách hay về Digital Marketing

– Bộ sách của Mediaz
– Bộ sách của Rio Book
– Bộ sách của CBTP dịch
– Sách của Hoàng Bá Tầu, Thế Khương,…
– Bộ Cẩm Nang của ATP Team
– Thôi miên bằng ngôn từ
– 101 free marketing
– Bộ sách của Russon… (Bí mật dotcom, bí mật chuyên gia,…)
– …

Cẩm nang về Digital marketing thực chiến chi tiết từ A - Z

19. Những chuyên gia chia sẻ về Digital Marketing

– Các admin group (anh Bình Nguyễn, Nam Lê,…)
– Các speakers hay chia sẻ tại các sự kiện
– …

Chuyen Gia Marketing

20. Các blog nói về chủ đề này

Congdongisocial .com
Conversion.vn
Digimarkvn.com
Tranthinhlam.com
Trungduc.net
Phamdinhquan .net
Brandsvietnam.com
Kiemtiencenter.com
Thanhthinhbui.com
– …

(Thực ra rất nhiều, mình hơi lười list ra. Ae tự kiếm nha!)

21. Những Thuật Ngữ Thường Gặp Trong Digital Marketing?

1. Affiliate Marketing là gì? Affiliate marketing là hình thức Tiếp thị qua đại lý, là hình thức một Website liên kết với các site khác (đại lý để bán sản phẩm/dịch vụ. Các Website đại lý sẽ được hưởng phần trăm dựa trên doanh số bán được hoặc số khách hàng chuyển tới cho Website gốc. Amazon.com là công ty đầu tiên đã thực hiện chương trình Affiliate Marketing và sau đó đã có hàng trăm công ty (Google, Yahoo, Paypal, Clickbank, Chitika, Infolinks, Godaddy, Hostgator&hellip áp dụng hình thức này để tăng doanh số bán hàng online trên mạng.

2. Advertiser: Chỉ những nhà quảng cáo, các doanh nghiệp quảng cáo trên internet (Advertiser thường đi đôi với Publisher)

3. Ad Network – Advertising Network: Chỉ một mạng quảng cáo liên kết nhiều website lại và giúp nhà quảng cáo – có thể đăng quảng cáo cùng lúc trên nhiều website khác nhau. Google, Chitika, Infolinks, Admax… là những ad networks lớn trên thế giới. Tại Việt Nam hiện có một số Ad networks như: Ambient, Innity, Admarket của Admicro…

4. Adwords – Google Adwords là gì: Google Adwords là hệ thống quảng cáo của Google cho phép các nhà quảng cáo đặt quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc các trang thuộc hệ thống mạng nội dung của Google. Google Adwords còn thường được gọi là Quảng cáo từ khoá, Quảng cáo tìm kiếm…

5. Adsense – Google Adsense là gì: Google Adsense là một chương trình quảng cáo cho phép các nhà xuất bản website (publisher) tham gia vào mạng quảng cáo Google Adwords, đăng quảng cáo của Google trên website của mình và kiếm được thu nhập khi người dùng click/hoặc xem quảng cáo.

6. Analytics – Google Analytics: Là công cụ miễn phí cho phép cài đặt trên website để theo dõi các thông số về website, về người truy cập vào website đó.

7. Banner: (Biểu ngữ) Banner là một ảnh đồ hoạ (có thể là tĩnh hoặc động) được đặt trên các trang web với chức năng là một công cụ quảng cáo.

8. Booking: Chỉ việc đặt mua chỗ đăng quảng cáo trên các trang mạng/hoặc đặt đăng bài PR trên báo điện tử

9. Content – content Marketing – tiếp thị nội dung: thông điệp hay nội dung quảng cáo hay được dùng để quảng cáo, hay truyền tải đến khách hàng nhằm đạt được mục đích đã được định ra sẵn.

Digital Marketing sẽ là chiến lược marketing bán hàng hiệu quả nhất cho mọi doanh nghiệp

10. CTR – Click through Rate: Là tỷ lệ click chia số lần hiển thị của quảng cáo. Trong tất cả các hình thức quảng cáo trực tuyến thì quảng cáo qua công cụ tìm kiếm Google Adwords hiện có CTR cao nhất (trung bình khoảng 5%, cao có thể lên tới 50%), hình thức quảng cáo banner có CTR thấp, thậm chí chỉ đạt dc 0.01%.

11. CPA – Cost Per Action là gì: CPA Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên số lượng khách hàng thực tế mua sản phẩm/điền form đăng ký/gọi điện/hay gửi email… sau khi họ thấy và tương tác với quảng cáo.

12. CPC – Cost Per Click là gì: CPC Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. CPC đang là mô hình tính giá phổ biến nhất trong quảng cáo trực tuyến.

13. CPM – Cost Per Mile (Thousand Impressions) là gì?: CPM Là hình thức tính chi phí dựa trên 1000 lần hiển thị của quảng cáo.

14. CPD – Cost Per Duration là gì: CPD Là hình thức tính chi phí quảng cáo dựa trên thời gian đăng quảng cáo (1 ngày, 1 tuần, 1 tháng&hellip. Hiện hình thức này chỉ còn tồn tại ở Việt Nam, các nước có ngành quảng cáo trực tuyến phát triển đã bỏ hình thức này từ rất lâu.

15. Contexual Advertising là gì: Contextual Advertising là hình thức hiển thị quảng cáo dựa trên nội dung của trang web, hoặc dựa trên hành vi tìm kiếm của người dùng.

16. Click Fraud – Fraud Click là gì: Click Fraud hay Fraud Click là những click gian lận có chủ ý xấu nhằm làm thiệt hại cho các nhà quảng cáo hoặc mang lại lợi ích không chính đáng cho người click. Fraud Click là một vấn nạn tại Việt Nam, chủ đề này thậm chí đã được BBC nhắc tới trong một bài viết nói về quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam.

17. Content Networks: là thuật ngữ nói đến hệ thống các trang web tham gia vào mạng quảng cáo Google Adsense nhằm mục tiêu tạo thu nhập khi đặt các quảng cáo của Google. Các Advertiser cũng có thể lựa chọn quảng cáo của mình xuất hiện trên Content Networks khi sử dụng hình thức quảng cáo Google Adwords.

18. Conversion – Conversion Rate là gì: Conversion Rate là chỉ số thể hiện tỷ lệ khách hàng thực hiện một hành vi sau khi xem/click vào quảng cáo, hành vi đó có thể là mua hàng/điền vào form, gửi email liên hệ, gọi điện… Đây là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, chỉ số này có thể cho biết được doanh nghiệp đã bỏ ra bao nhiêu chi phí để có được một khách hàng (hoặc 1 khách hàng tiềm năng).

19. Dimension: Kích thước của quảng cáo, theo tiêu chuẩn của IAB thì dưới đây là một số kích thước quảng cáo hiệu quả nhất: 336x280px, 300x250px, 728x90px, 160x600px

20. Doorway Page: Một trang web (chỉ một trang đơn lẻ) được xây dựng nhằm mục đích tối ưu để có được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm với một số từ khoá nhất định. Thuật ngữ này thường được các đơn vị làm SEO áp dụng để triển khai SEO cho website của khách hàng.

21. Demographics: Thuộc tính nhân khẩu học của khách hàng được các doanh nghiệp sử dụng nhằm mục đích tiếp cận đúng đối tượng tiềm năng trong chiến dịch quảng cáo của họ. Các thuộc tính cơ bản như: Độ tuổi, Giới tính, Tình trạng hôn nhân, Thu nhập…

22. Display Advertising là gì: Display Advertising là thuật ngữ chỉ Quảng cáo hiển thị, là hình thức quảng cáo banner trên các báo điện tử, hay quảng cáo banner/rich media qua các mạng quảng cáo.

23. Geo Targeting/Geographic: Là hình thức quảng cáo dựa vào thuộc tính vị trí của khách hàng. Quảng cáo sẽ xuất hiện tương thích với vị trí địa lý của khách hàng. Hình thức này hiện chưa phổ biến ở Việt Nam do việc xác định vị trí dựa theo IP giữa các địa phương tại Việt Nam chưa rõ ràng

24. Forum seeding là gì? Forum seeding/Nick seeding/Online seeding là hình thức truyền thông trên các diễn đàn, forum nhằm mục đích quảng bá sản phẩm/dịch vụ bằng cách đưa các topic/comment một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, lôi kéo thành viên vào bình luận, đánh giá về sản phẩm hoặc dịch vụ.

25. Facebook Marketing: Marketing, quảng bá thương hiệu, sản phẩm trên mạng xã hội Facebook

26. Facebook Post: Bài đăng trên Facebook. Có thể là lên tường facebook cá nhân hoặc trên fanpage

27. Facebook ads – facebook advertising: Quảng cáo trên facebook và sử dụng những dịch vụ mà facebook cung cấp.Hybrid Pricing Model: Là một mô hình tính giá trong Online Marketing kết hợp giữa CPC và CPA (hoặc đôi khi kết hợp giữa CPC, CPA, CPM).

28. Impression: là thuật ngữ chỉ số lần xuất hiện của quảng cáo, đôi khi chỉ số này không phản ánh chính xác thực tế vì có thể quảng cáo xuất hiện ở cuối trang nhưng người dùng không kéo xuống tới quảng cáo đó vẫn có thể được tính là 1 impression.Keyword – Từ khoá: Khi bạn tìm bất cứ những thông tin nào bạn muốn hãy đánh vào công cụ tìm kiếm và sử dụng những từ khóa. Ví dụ bạn có thể dùng từ khóa “vietnam”, “vietnamese” hay “vietnam informations” để tìm kiếm thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.

29. KPI – Key Performance Indicator: Là các chỉ số để đánh giá hiệu quả của một chiến dịch quảng cáo.

30. Landing Page: là một trang web (khác với 1 website) được tạo ra nhằm mục đích thu hút người truy cập trong chiến dịch quảng cáo, Landing Page có mục tiêu là chuyển đổi từ khách truy cập trở thành khách hàng thông qua Form đăng ký, Form liên hệ…, Ngoài ra Landing Page còn là thuật ngữ dùng chỉ trang đích của một chiến dịch SEO, hay quảng cáo Adwords, Quảng cáo banner…

31. Meta “Descripetion” Tag – Thẻ Meta “Description”: Công cụ tìm kiếm cho phép bạn ở bất kỳ đây cũng có thể sử dụng từ 135 đến 395 ký tự trong thẻ Meta “Description”. Bởi vì ở đây chính là cái sẽ hiển thị site của bạn cho tất cả những người truy cập công cụ tìm kiếm và đảm bảo rằng 135 ký tự đầu sẽ hiển thị chính xác website của bạn.

32. Meta “keywords” Tag – Thẻ Meta “từ khoá”: Đây chính là nơi chính xác cho các từ khoá. Danh sách từ khoá của bạn cần ngắn gọn, sử dụng cả từ đơn và cụm từ. Phần lớn những người truy cập công cụ tìm kiếm đôi khi gõ từ khoá sai và vì thế bạn cần có danh sách các từ khoá đánh sai.

33. Meta Tag – Thẻ Meta: Meta Tag: cung cấp các từ khoá và những thông tin cụ thể. Những người truy cập trang web sẽ không nhìn thấy thông tin này nếu như họ không xem mã nguồn.

34. Newbie: là thuật ngữ có nghĩa là Người mới – Thuật ngữ này thường áp dụng cho những người chưa biết sử dụng máy tính và Internet hoặc mới tham gia vào một lĩnh vực nào đó liên quan tới internet. Bạn đang mày mò tìm hiểu về Google Adsense? Bạn là một newbie về Adsense, hay bạn là một người đang tập chăn gà.

35. Online Marketing (Marketing Online là gì: Online Marketing là hình thức marketing dựa trên các công cụ của internet. Online Marketing bao gồm nhiều công cụ/hình thức như: Display Advertising, SEM – Search Engine Marketing, Email Marketing, Social Marketing…

36. Organic Search Result: là kết quả tìm kiếm tự nhiên trong trang “kết quả tìm kiếm” của Google.

37. Pageviews: Số trang web được mở – Chỉ số này tác động đến thu nhập của publisher khi tham gia vào các mạng quảng cáo. Pageviews càng cao càng mang lại nhiều Impression và Click và giúp làm tăng thu nhập. Pageviews của website còn thể hiện độ lớn của website đó.

38. Paid Listing: Thuật ngữ này thể hiện việc phải trả tiền để được xuất hiện trên 1 website, đó có thể là trang kết quả tìm kiếm của các Search Engine hay một trang web danh bạ nào đó.

39. PPC – Pay Per Click: tương tự như CPC

40. PPL – Pay Per Lead; PPS – Pay Per Sale: tương tự như CPA

41. Payment Threshold: là mức thu nhập tối thiểu để yêu cầu thanh toán. Là mức thu nhập tối thiểu mà bạn phải đặt được trước khi muốn yêu cầu thanh toán từ các mạng Affiliate. Ví dụ, với Google Adsense mức tối thiểu là 100 USD, Chitika và Infolinks mức tối thiểu là 50 USD. Mức Payment Threshold còn phụ thuộc vào hình thức thanh toán (Payment Method) mà bạn lựa chọn. Ví dụ thanh toán qua Western Union, Paypal hay Check…

42. Pop Up Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới khi bạn ghé thăm một website nào đó. Hình thức này dễ gây phản cảm và không được người dùng hưởng ứng.Pop Under Ad: Là hình thức quảng cáo hiển thị trong một cửa sổ mới phía dưới cửa sổ hiện tại. Hình thức này cũng không còn được áp dụng phổ biến.

43. Publisher: Thuật ngữ nói đến những nhà xuất bản website, những người sở hữu website/ hoặc chính 1 website nào đó. Publisher tham gia đặt các quảng cáo cho các Advertiser và có được thu nhập. Tại Việt Nam có nhiều publiser lớn như: Vnexpress, 24h.com.vn, Dantri, Ngoisao.net, Zing…

44. ROI – Return on Investment: Hiệu quả trên ngân sách đầu tư. Chỉ số này thường kết hợp với CPA để biết được để có một khách hàng doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu chi phí, và sau cả chiến dịch với 1 khoản ngân sách nhất định thì doanh nghiệp thu lại được hiệu quả gì?

45. Search Engine Marketing: Marketing qua công cụ tìm kiếm, bao gồm Google Adwords và SEO

46. SEO – Search engine optimization: Tối ưu hoá (cho) động cơ tìm kiếm. Tập hợp các phương pháp làm tăng tính thân thiện của Website đối với động cơ tìm kiếm với mục đích nâng thứ hạng của Website trong trang kết quả tìm kiếm theo một nhóm từ khoá mục tiêu nào đó.

47. SERP – Search Engine Result Page: là trang kết quả tìm kiếm được hiển thị sau khi người dùng thực hiện một thao tác tìm kiếm.

48. Sitemap – Bản đồ/sơ đồ website: Có hai loại Sitemap:48.1. Sitemap dành cho Search Engine thường có định dạng sitemap.xml, giúp các Search Engine dễ dàng craw thông tin trên website;48.2. Sitemap dành cho người dùng giúp người dùng dễ dàng theo dõi và tìm hiểu website.Social Media / Social Marketing là gì: Social Media hay Social Marketing là hình thức marketing thông qua các mạng xã hội, ứng dụng mạng xã hội vào việc làm marketing.Social Networks: là tên gọi chung cho các mạng xã hội. Social Networks có thể được chia thành nhiều nhóm lĩnh vực:• Mạng chia sẻ video: Youtube, Vimeo, Daily Motion, Clip.vn…;• Mạng chia sẻ hình ảnh: Flick, Picasa, Photobucket, Upanh.com, Anhso.net…• Mạng chia sẻ âm nhạc: Zing Mp3, Nhaccuatui, Yahoo Music, Nhacso.net, Nghenhac.info…• Mạng kết bạn: Thegioibansi, Facebook, ZingMe, Go.vn, Linkedin, Myspace, Google+, Truongxua.vn• Mạng cập nhật tin tức: Twitter, thegioibansi• Các diễn dàn/Forum: Danh sách diễn đàn ở VN và nước ngoài có rất nhiều và phổ biến• Mạng hỏi đáp: Yahoo Hỏi đáp, Thế giới bán sỉ, Google hỏi đáp…• Mạng chia sẻ kiến thức, tài liệu: Tailieu.vn, Slideshare.net, Docstoc.com…• Và còn rất nhiều trang web khác cũng được xếp vào là Social Networks

49. SSL – Secure Socket Layer – Lớp bảo mật SSL: Với cơ chế này, khách hàng của bạn khi trao cho bạn các số thẻ tín dụng sẽ tin tưởng rằng các thông tin cá nhân bao gồm cả số thẻ tín dụng sẽ không bị đánh cắp qua Internet.

50. Skycraper: Một kích thước quảng cáo phổ biến và được IAB khuyến khích sử dụng, kích thước 160x600px hoặc 120x600px

51. Unique Visitor là gì: Unique Visitor là chỉ số thể hiện số người truy cập duy nhất/không bị trùng lặp vào 1 website nào đó trong 1 khoảng thời gian. Ví dụ, trong 1 ngày bạn và xem website 2 lần, mở tổng cộng 6 trang thì sẽ được tính là: 1 visitor, 2 visits, 6 pageviews.

52. Usability: Thuật ngữ online marketing này thể hiện sự tiện dụng, tính dễ sử dụng của website đối với người dùng.

53. Visit: Số lượt ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

54. Visitor: Số người ghé thăm website. Xem ví dụ trong phần Unique Visitor

Trên là những thuật ngủ phổ biến nhất trong lĩnh vực Digital Marketing mà tôi muốn chia sẽ đến bạn. Hãy tận dụng tốt nhất lĩnh vực rao vặt miễn phí trên thương mại điện tử để tận dụng tối đa những ưu điểm của nó cho sản phẫm của bạn!

Nguồn thuật ngữ: onlinebusinessforum

 

22. Chọn Kênh Digital Marketing Như Thế Nào Để Hiệu Quả?

 

Trong tài liệu “Làm sao để kinh doanh online có 100 đơn mỗi ngày?”, mình có nhắc đến chủ đề này. Và mình xin phép trích đoạn bằng hình ảnh như bên dưới…

Chon Kenh Digial Marketing 01

Chon Kenh Digial Marketing 02

Chon Kenh Digial Marketing 03

Chon Kenh Digial Marketing 04

XEM THÊM: 

8 mẫu email cần thiết nhất cho mọi nhà tuyển dụng trong việc tuyển dụng nhân sự 

8 món đồ tuyệt đối không nên mặc khi đi phỏng vấn tuyển dụng bạn cần chú ý 

100 những câu hỏi hay nhất đặt ra cho Nhà tuyển dụng khi phỏng vấn xin việc 

23. Chi Phí Triển Khai Digital Marketing?

Nhiều chủ doanh nghiệp vẫn hay tư duy triển khai Digital Marketing theo kiểu bỏ 1đ, để kiếm về 2đ. Nó không dễ dàng & đơn giãn như thế…

Thường hoạt động này là GẦY DỰNG NỀN TẢNG, nó có ý nghĩa cả về BRANDING, MARKETING & SALES. Rất khó để có kết quả NGAY LẬP TỨC (trừ các kênh quảng cáo chuyển đổi). Còn đa số các hoạt động về Digital Marketing thường CỔNG HƯỞNG & có kết quả theo thời gian khi làm tốt….

VÍ dụ:

  • Khi chúng ta tiếp cận 1 triệu khách hàng tiềm năng
  • Với ngân sách ~50 triệu đồng
  • Thông qua một kênh tiếp cận bất kỳ nào đó
  • Tỷ lệ chuyển đổi chỉ mang về 50 khách hàng & lợi nhuận ~30tr doanh thu bán hàng
  • Lúc này chúng ta thường thấy mình đang bị lỗ
  • Tuy nhiên, phần lãi nằm ở 1 triệu users đã tiếp cận kia (branding)
  • Phần lớn khách hàng không mua hàng ở lần tiếp cận đầu tiên, khi đủ thông tin & niềm tin thì sẽ bắt đầu có chuyển đổi cao hơn
  • Branding cũng hình thành từ những chiến dịch này. Volume thương hiệu sẽ ngày càng lớn lên, tâm trí trong lòng KH cũng ngày càng rõ nét hơn
  • Theo thời gian vài tháng, thậm chí vài năm khi chúng ta làm tốt. Kết quả sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn

 

Chi phí triển khai Digital Marketing thực tế mắc hay rẻ phụ thuộc vào NĂNG LỰC của chúng ta triển khai. Mắc với người không biết làm, nhưng sẽ rẻ với những ai biết lựa chọn đúng kênh & tối ưu trong quá trình triển khai.

Hoạt động Marketing cũng được xem là hoạt động ĐẦU TƯ CHO TƯƠNG LAI! Nếu không làm thì doanh nghiệp khó tăng trưởng, nhưng nếu làm “ngu” thì rất dễ xảy ra tình trạng “ĐEM MUỐI BỎ BIỂN & KHÔNG MANG LẠI KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI”.

24. NHỮNG XU HƯỚNG CỦA TƯƠNG LAI???

P/s: chỉ là dự đoán & là quan điểm cá nhân.

– Tìm kiếm bằng giọng nói sẽ trở nên phổ biến hơn. Điều này có nghĩa keywords chúng ta cần làm SEO cũng sẽ khác đi!
– Quảng cáo được tối ưu bởi AI & BigData, sẽ chuẩn xác hơn rất nhiều
– LIVESTREAM, vẫn sẽ là XU HƯỚNG trong giai đoạn tới (trên Facebook, Youtube, Instagram & có thể sẽ được update trên Tik Tok)
– Xu hướng của hoạt động XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN (trở thành KOLs & kiếm tiền tốt từ hoạt động này)
– Một mạng xã hội nào đó của Việt Nam sẽ phát triển user mạnh mẽ trong 1-3 năm tới. 😀
– HOẠT ĐỘNG XÂY PHỄU, chia tầng từng nhóm khách hàng & chăm sóc lại KH cũ sẽ được TẬP TRUNG. Các giải pháp công nghệ cũng hướng theo keys này để phát triển (funnel, crm, post,…)
– …

25. CÁC TIPS ĐỂ LÀM VIỆC HIỆU QUẢ:

– Có checklist rõ ràng cho từng hoạt động
– Nên tập trung làm dứt điểm hoạt động nào đó cho xong
– Chỉ tập trung một việc trong 1 giai đoạn
– Thư giãn đúng cách (hạn chế “cắm mặt” quá lâu vào máy tính sẽ gây “tù”, “ỳ”,…)
– Ứng dụng các phương pháp như Pomodoro, 20h học một kỹ năng mới,… để hiệu quả
– Chơi thể thao
– Đọc sách khi quá căng thẳng, xen kỹ vào thời gian làm việc để thư giãn (đừng đọc báo hay xem video sẽ rất dễ bị sao nhãng)
– Uống nước đúng cách, ăn uống khoa học
– GHI CHÉP những suy nghĩ, các ý định. Hoặc ghi chép bất cứ lúc nào học tập điều gì đó mới
– Tham gia các sự kiện, group,… thảo luận & chia sẻ ở đó
– …

(Edit thành cẩm nang để in bản giấy – trình bày đẹp, thiết kế bìa)

Tâm Trần – Tổng hợp và edit 

XEM THÊM: 

Kinh doanh gì với số vốn 5 triệu? 

Nên kinh doanh gì với số vốn 100 triệu đồng? 

Tiết lộ 53 ý tưởng kinh doanh ở nước ngoài có thể áp dụng tại Việt Nam 

Bí Quyết khởi nghiệp kinh doanh nhỏ siêu lợi nhuận

Scroll to Top