Chiến lược marketing nào giúp ngành dược “thâu tóm” thị trường

Dược phẩm là ngành đang phát triển mạnh tại các quốc gia Đông Nam Á nói chung trong đó có Việt Nam. Hiện nay, ngành dược phẩm Việt Nam  được đánh giá là ngành quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn đến thị trường. Một trong những yếu tố góp phần làm nên sự thành công của dược phẩm Việt là áp dụng chiến lược marketing vào doanh nghiệp. Vậy chiến lược marketing nào giúp cho ngành dược có thể “thâu tóm” được thị trường Việt hiện nay?

– Các xu hướng kinh doanh chính của phân phối dược phẩm

Kinh doanh dược phẩm không chỉ mang đến cho người dùng các sản phẩm thuốc điều trị mà còn là việc cung cấp các sản phẩm chức năng bổ sung sức khỏe, tăng sức đề kháng. Chính vì thế các doanh nghiệp trong ngành dược cần có những chiến lược kinh doanh để đảm bảo hoạt động phân phối dược phẩm trong nước. Vậy xu hướng kinh doanh của dược phẩm hiện nay như thế nào? 5 xu hướng kinh doanh chính dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn!

  • Mở rộng các kênh bán hàng trực tiếp (OTC): Từ xưa đến nay, khi người bệnh có nhu cầu thường tìm đến các cửa hàng thuốc, dược phẩm gần nhất để mua thuốc,..Thông qua các kênh bán hàng trực tiếp tại hiệu thuốc, doanh nghiệp có thể ứng dụng các chiến lược truyền thông marketing. Các kênh bán hàng trực tiếp cũng giúp cho doanh nghiệp có thể thúc đẩy sự cạnh tranh.

  • Thúc đẩy phát triển chuỗi bán lẻ: Hiện nay, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp dược phẩm đã đưa chuỗi bán lẻ dược phẩm vào trong kênh phân phối. Điển hình bạn có thể thấy các hệ thống nhà thuốc GPP của các đơn vị dược phẩm lớn trên thị trường. Việc phát triển hệ thống nhà thuốc sẽ giúp doanh nghiệp tăng vị thế thương hiệu, chiếm lĩnh được thị phần và thu hút được vốn đầu tư một cách dễ dàng hơn.

  • Ứng dụng công nghệ mở rộng thị trường: Với thời công nghệ thông tin 4.0 hiện nay việc áp dụng công nghệ và đưa vào chiến lược phân phối sẽ mang lại hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp hiện nay đã đưa nhà thuốc trực tuyến để giúp người bệnh được tư vấn một cách kịp thời, theo dõi và chăm sóc sức khỏe từ xa. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp dược phẩm hiện nay.

  • M&A trong ngành Dược sẽ tiếp tục sôi động và phát triển: Nhiều doanh nghiệp đang tái cấu trúc, thoái vốn nhà nước… thì xu hướng M&A trong ngành dược hứa hẹn tiếp tục sôi động hơn trong thời gian sắp tới.

  • Mở rộng và phát triển sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên: Xu hướng nhận thức về nâng cao và bảo vệ sức khỏe, ngoại hình ngày càng cao nên dự đoán là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng phát triển trong thời gian tới.

  • những nguyên nhân khiến quản lý kênh phân phối bằng phần mềm DMS trở nên phổ biến

  • nhìn nhận thế nào là đúng về quản lý kênh phân phối bằng phần mềm DMS

– 6 yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đối với ngành dược

Theo kết quả khảo sát của các doanh nghiệp Dược trong nước của các chuyên gia cho thấy có đến 6 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đối với sự phát triển của dược phẩm Việt Nam bao gồm:

  • Năng lực quản lý, chất lượng nhân sự của doanh nghiệp.

  • Biến động giá cả của nguyên vật liệu đầu vào.

  • Các quy định, chính sách quản lý của nhà nước liên quan đến việc áp giá và kiểm soát chất lượng dược phẩm.

  • Canh tranh giữa dược phẩm trong và ngoài nước cũng như tâm lý người tiêu dùng ưa chuộng hàng ngoại.

  • Sự gia nhập của các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài thông qua M&A.

  • Các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp Dược.

Chiến lược xâm chiếm phân phối dược phẩm 2022

Để giúp cho doanh nghiệp trong ngành Dược phát triển mạnh, tăng lợi thế cạnh tranh với Dược phẩm nước ngoài thì rất nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển dược phẩm mới. Bên cạnh đó, hoạt động bán hàng mở rộng kênh OTC cũng là chiến lược được nhiều doanh nghiệp đặt ra trong năm 2020.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia phân tích có đến 45,45% doanh nghiệp trong ngành dược hoạch định chiến lược bán hàng theo nhóm mặt hàng có doanh số cao để đẩy mạnh lợi nhuận cũng như gia tăng hoạt động xuất khẩu thuốc ra nước ngoài. 36,36% doanh nghiệp sẽ được đưa vào diện ưu tiên đầu tư sản xuất thuốc với nguồn dược liệu và dây chuyền máy móc được hỗ trợ.

– [Case study] chiến lược của Long Châu tham vọng “vượt mặt” Pharmacity

Nhắc đến ngành  dược phẩm không thể không kể đến các ông lớn như Pharmacity.Trong một vài năm trở lại cái tên Long Châu đã phủ rộng thương hiệu và có tham vọng “vượt mặt” Pharmacity trong việc chiếm lĩnh thị trường.

Hậu covid 19 ước tính doanh thu của các doanh nghiệp tăng lên rất nhiều, đặc biệt là dược phẩm Long Châu. Tính đến thời điểm cuối năm 2021, doanh thu trong việc cung cấp dược phẩm của Long Châu tăng lên bất ngờ, mức doanh thu của đơn vị này rơi vào khoảng 3 nghìn tỷ đồng. Sau nhiều năm lỗ ròng thì thường hiệu này đã có báo cáo lãi lần đầu tiên khoảng 4,9 tỷ.

Về quy mô và độ phủ trên thị trường thì dược phẩm Long Châu đã có hơn 400 nhà thuốc trên khắp các tỉnh thành. Con số này chỉ tính đến cuối năm 2021 và cho đến giữa năm 2022 ước tính con số này còn tăng lên một cách đáng kể. Có thể nói, dược phẩm Long Châu đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong một vài năm trở lại đây.

Và với những tín hiệu trên thì có thể thấy, tương lai việc dược phẩm Long Châu “vượt mặt” Pharmacity trong quá trình mở rộng thị trường ra. Mục tiêu của Long Châu cho đến cuối năm 2022 là có thể mở thêm được khoảng 700-800 cửa hàng tại các tỉnh, thành phố lớn.

Winmap Coach – Khóa huấn luyện phát triển kênh phân phối đầu tiên tại Việt Nam

– Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

– Email: winmap.coach@gmail.com

– Điện thoại : 098.443.9488

Scroll to Top