Mentor là ai? Vì sao các Star up nên có mentor riêng cho mình?

Mentor là ai?

Chữ mentor phát xuất từ sách Odyssey của Homer. Trước khi lên đường phiêu lưu tới Troy để tham gia chiến tranh, Odyssey giao con trai mình, Telemachus, cho một người bạn cũ tên là Mentor. Mentor chăm sóc và dạy dỗ Telemachus trong lúc cha cậu vắng mặt. Vì Mentor là một người đàn ông già yếu, nữ thần Athena đã hóa thân vào ông và giúp đào tạo Telemachus trở thành một anh hùng.

Telemachus and Mentor

Trong thời đại ngày nay, Mentor được hiểu là một người sẽ bên cạnh bạn và đưa ra những lời khuyên hoặc những lời chia sẻ để đóng góp cho con đường phát triển bạn cũng như doanh nghiệp của bạn. Mentor là sẽ yếu tố then chốt trong mọi thành công có tầm vóc lớn.

Mentor được hiểu đơn giản là những người đưa ra định hướng, lời khuyến nghị cho Startup sau khi lắng nghe những vướng mắc, khó khăn khi khởi nghiệp. Luôn theo dõi để dự án khởi nghiệp có hướng đi đúng và cơ hội thành công cao nhất. Đây là người luôn song hành với starup, tuy nhiên họ không can thiệp quá sâu vào hoạt động khởi nghiệp của dự án.

Mentor của Steve Jobs – Sáng lập & CEO Apple

Để trở thành công ty tỷ đô như hiện nay, Apple cũng từng chỉ là một công ty Start up trong gara xe. Apple cũng như bao start up khác cũng cần có những Mentor riêng để giúp đỡ cho mình. Một trong những người mentor của Steve Jobs (sáng lập viên & CEO Apple) là Thiền sư Kobun Chino Otogowa. Vị thiền sư này đã giúp Steve Jobs tối giản hóa các chi tiết trong thiết kế của các sản phẩm Apple. Điều này khiến cho ipod, iPhone, iPad, Macbook,… tạo được chất riêng, không bị lu mờ với các sản phẩm khác. Thiền sư Kobun Chino Otogowa hiện diện ở những sự kiện quan trọng mang tính cá nhân trong cuộc đời Steve Jobs. Mối quan hệ giữa hai bên kéo dài hơn 20 năm đến khi Thiền sư Kobun Chino Otogowa qua đời.

Mentee là ai?

Mentee được hiểu đơn giản là những người cần sự trợ giúp, cần sự huấn luyện, đào tạo để phát triển bản thân cũng như xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh hơn. Mentee có thể là các cá nhân hoặc các doanh nghiệp Start up

Vai trò của mentor là gì?

Giúp bạn thấy được sự phát triển hoặc tụt lùi của bản thân

Mentoer sẽ giúp bạn định hướng, giữ được ngọn lửa nhiệt huyết. Đây sẽ là một người bạn không bao giờ phán xét khi bạn làm sai, họ chỉ nêu câu hỏi để bạn tự định hướng lại cuộc đời và sự nghiệp của mình.

Khởi nghiệp là một quá trình đơn độc và dễ mất phương hướng, chính vì vậy, đây không phải là con đường bạn có thể đi một mình, bạn cần một mentor để có thể có được định hướng phát triển rõ ràng và hợp lý nhất.

Cung cấp huấn luyện chuyên môn ở mức cao nhất

Mentor thường là những đàn anh, đàn chị đi trước, họ đã từng “chinh chiến” và có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn cũng như các lĩnh vực liên quan khác. Vậy nên với kinh nghiệm dày dặn của họ, các Start up sẽ được huấn luyện bài bản và nắm được vấn đề; tìm ra được hướng đi phù hợp cho mình.

Chỉ ra con đường ngắn nhất

Ngay cả khi doanh nghiệp đã phát triển mạnh, câu hỏi thường trực trong bạn sẽ là đi tiếp như thế nào để phát triển mạnh hơn, bền vững hơn hoặc có ích hơn với cuộc sống. Những lúc mất phương hướng như vậy cũng là khi bạn cần một Mentor. Với kinh nghiệm của mình, Mentor sẽ giúp bạn định hướng được con đường mà bạn nên đi để tiến tới thành công, làm sao để tiết kiệm thời gian và công sức nhất.

Tuy nhiên, Menter không phải là phù thủy hay người bói toán để có thể cho mentee biết trước được tương lai của mình. Thay vào đó, mentor đem đến cho mentee sự trưởng thành. Sự trưởng thành, tự tin cần thiết để tự xây dựng tương lai của mình.

Giúp đỡ những mối quan hệ cần thiết

Mentor tốt sẽ là người giúp Mentee hình thành tính cách, giá trị, nhận thức về bản thân, sự thông cảm,… trong một cộng đồng, xã hội. Mentor là người có profile rất “khủng”, vậy nên các mối quan hệ của họ cũng rất đa dạng. Họ sẽ tư vấn cho bạn với vấn đề A thì bạn cần sự trợ giúp của Ông X, với vấn đề B thì bạn phải liên hệ tới chuyên gia Y,…

 

Scroll to Top