Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam (Phần 2): HỢP TÁC XÃ (HTX), DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN (DNTN)

Theo quy định của luật doanh nghiệp hiện hành thì có tổng cộng 7 loại hình doanh nghiệp chính Việt Nam. Trong phần 1 đã chỉ ra 2 loại hình kinh doanh phổ biến nhất ở Việt Nam, đó là: Cty TNHH và Cty Cổ Phần. Trong phần tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về 2 loại hình kinh doanh nữa, là Doanh Nghiệp Tư Nhân và Hợp tác xã (DNTN và HTX)

Loại hình Doanh Nghiệp Tư Nhân (DNTN)

DNTN là gì?

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc điểm của DNTN:

  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào để huy động vốn.
  • Mỗi một cá nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân.
  • Các doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
  • Chủ DNTN có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:

* Có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau thuế như thế nào.

* Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý điều hành doanh nghiệp, nhưng phải khai báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

* Phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hợp tác xã (HTX)

Khái niệm HTX

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 7 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Đặc điểm hợp tác xã

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế mang tính xã hội.

  • Nguyên tắc phân chia lợi nhuận: Một phần lợi nhuận trong hợp tác xã dùng để trích lập các quỹ, được phân chia cho việc đáp ứng nhu cầu giáo dục, đào tạo, thông tin cho xã viên, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa – xã hội chung của cộng đồng dân cư địa phương … Một phần lợi nhuận khác cần được phân phối lại cho xã viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Do vậy mà kể cả những thành viên góp vốn ít nhưng vẫn có cơ hội được nhiều lợi nhuận hơn người góp nhiều.
  • Tổ chức quản lý: thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau, mà không phụ thuộc vào vốn đóng góp.
  • Hợp tác xã được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm tạo việc làm cho các thành viên, thúc đẩy sự phát triển và góp phần hạn chế thất nghiệp trong xã hội.

Về góc độ pháp lý: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn của mình.

Thành viên hợp tác xã góp vốn đồng thời cam kết sử dụng sản phẩm dịch vụ của hợp tác xã hoặc người lao động trong hợp tác xã. Nếu không sử dụng sản phẩm dịch vụ trong thời gian 3 năm trở lên hoặc không làm việc trong hợp tác xã quá 2 năm thì mất tư các thành viên.

Xem thêm: Loại hình Cty TNHH và Cty Cổ Phần

TẬP ĐOÀN VÀ TỔNG CÔNG TY LÀ GÌ? TẬP ĐOÀN NÀO LỚN NHẤT VIỆT NAM?

Scroll to Top