5 nguyên lý giúp người nghèo nhanh trở nên giàu có

Người nghèo nếu không có tư duy và kiến thức thì sẽ không thể trở nên giàu có được. Người giàu cứ giàu và người nghèo vẫn luôn nghèo. Cùng xem những điều gì khiến con người trở nên giàu có hay nghèo đói qua bài viết dưới đây.

Biến sinh hoạt phí thành nguồn vốn đầu tiên

Người A hàng tháng được cho 1 triệu để tiêu dùng. Người này dùng 400 ngàn đồng mua giấy và một số dụng cụ khác về tự làm 30 tấm thiệp sau đó bán lại với giá 20 ngàn đồng. Vậy là với 400 ngàn vốn ban đầu, A đã kiếm được tiền lời là 200 ngàn.

Người B hàng tháng cũng được cho 1 triệu đồng để sử dụng. Người này không biết đầu tư mà chỉ dùng 1 triệu đó để mua sắm cho bản thân mình.

Cùng là 1 triệu nhưng người A dùng một phần trong đó để kinh doanh, làm tăng thêm giá trị, biến nó trở thành đồng vốn kinh doanh. Ngược lại người B có 1 triệu, vẫn giữ nguyên giá trị không đổi, vẫn chỉ là tiền sinh hoạt phí.

Vấn đề của người nghèo nằm ở chỗ, họ rất khó biến tiền sinh hoạt phí của mình trở thành vốn đầu tư. Càng không có ý thức về vốn, cũng như không có kỹ năng trong hoạt động kinh doanh. Do đó người nghèo cứ ngày một nghèo thêm.

Triết lý: tham vọng chính là động lực lớn nhất của con người. Chỉ có những người có tham vọng trở nên giàu có mới có thể dám lấy sinh hoạt phí của mình ra làm vốn đầu tư. Đồng thời họ ý thức về vốn cũng như kinh nghiệm và kỹ năng trong hoạt động kinh doanh để đạt được sự thành công cuối cùng.

 

Cho đi để nhận lại

Sẽ có nhiều người cho rằng “Tôi nghèo như thế này thì làm gì có gì để cho đi”. Nhưng đó là ý kiến hoàn toàn sai, bạn có thể cho đi những giá trị về tinh thần cũng như cho đi những hành động thiết thực của mình để giúp đỡ những người khác. Có thể người được giúp sẽ không thể “trả ơn” cho bạn, nhưng đừng lo, rồi sẽ có người khác cho bạn lại thứ bạn cần.

Cho đi một mầm cây nhỏ để sau này nhận lại được bóng mát

Tư duy của người giàu cũng vậy, họ sẽ cho đi sức lực, công sức của mình để lao động, xây dựng xã hội, rồi xã hội sẽ mang lại lợi ích cho họ. Đừng sống quá khép kín, hãy cố gắng lao dộng và giúp đỡ mọi người.

Học hỏi từ những việc nhỏ nhặt nhất

Tổng thống Mỹ Donal Trump lúc 14 tuổi đã là một nhân viên bán hàng. Kinh nghiệm cho việc bán hàng tận nhà tại các khu dân cư cao cấp đã giúp ông hiểu rõ hơn về thị trường bất động sản và có khả năng thuyết phục mạnh mẽ khi đàm phán với khách hàng. Chính những công việc này giúp cho ông có nhiều kinh nghiệm và kiến thức phục vụ cho công việc sau này, từ đó giúp ông trở thành tỷ phú.

Cuộc sống của bạn, do bạn làm chủ, hãy học hỏi từ những điều nhỏ nhặt để tích lũy kinh nghiệm sống

Lao động chân chính không hề xấu hay bẩn. Kể cả người lao công quét rác, họ cũng đang kiếm tiền bằng sức lao động chân chính của họ. Hãy tạo thói quen lao động từ nhỏ. Có thể các công việc bạn làm không mang lại nhiều giá trị về vật chất nhưng sẽ giúp bạn học được nhiều thứ có thể có ích cho công việc sau này của bạn.

Giáo dục là sự đầu tư lớn nhất

Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi lớn nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân. Loại đầu tư này được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Giáo dục không chỉ là việc học ở trường lớp, trong sách vở hàng ngày. Mà giáo dục còn nằm ở chỗ học hỏi từ cuộc sống, từ kinh nghiệm của những người đi trước. Phàm làm mọi việc đều phải dùng cả đời để học.

Đối với nhiều người nghèo, trình độ học vấn liên quan tới sự nghèo đói của họ. Nếu không có kiến thức, không có đầu óc tư duy, không có kinh nghiệm, không học hỏi được từ sai lầm thì cái nghèo khổ vẫn là vòng luẩn quẩn đeo bám họ.

Hãy đầu tư vào giáo dục, đầu tư vào kiến thức, đó là đầu tư có lợi và lâu dài.

Đừng lấy may mắn để bào chữa cho việc nghèo đói

Những người nghèo thường mang tư duy ganh ghét và tự bào chữa rằng những người giàu thường là do may mắn mà có, còn mình nghèo khổ là tại số xui. Thế nhưng, liệu mọi thứ giàu có đơn giản chỉ dừng lại nhờ sự may mà có?

Nhìn những người thành công hay giàu có, họ luôn cho rằng mình may mắn nhưng ai cũng hiểu rằng thứ thật sự để tạo nên thành công chính là sự chăm chỉ trong công việc, sự cống hiến và dám từ bỏ để theo đuổi cái đích đến cùng.

Hãy lao động để tạo ra tiền chứ đừng nằm một chỗ rồi nghĩ ra tiền

Khi đã có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với công việc, những thứ mà bạn vẫn cho là “đen” hay “xui” sẽ dần biến mất. Khi mà mọi vấn đề đều do bạn thực hiện nên, mọi thứ đều trong khả năng kiểm soát của bạn và bạn có thể làm cho mình may mắn hơn.

Bạn có thấy người giàu có tự lực nào ngồi chơi dài cả ngày và chỉ biết tiêu tiền mà không làm việc? Hay bạn đã gặp những người nghèo nào liên tục làm việc, không ngừng phấn đấu và tìm kiếm cơ hội?

Có những người như thế nhưng rất ít vì người thành công, giàu có không dựa giẫm vào may mắn, chỉ có những kẻ thất bại mới lấy may mắn là cái cớ để bào chữa cho sự thất bại của mình.

 

Scroll to Top