Google Panda là gì? Làm thế nào để tận dụng hiệu quả Google Panda?

Google Panda là thuật toán SEO của Google. Google Panda sẽ loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, loại bỏ những website có thương hiệu kém… Đây là bộ lọc quan trọng để cải tiến các kết quả tìm kiếm mới của Google

Google Panda thay đổi gì so với Google Caffeine:

Kể từ khi Internet bùng nổ và đặc biệt là sự phát triển nhanh đến không ngờ của các hệ thống mã nguồn mở (Open Source): như Joomla, wordpress…thì bạn không cần phải biết code mới có thể tạo ra được website. Giờ đây bạn có thể copy tin từ các nguồn khác nhau paste về website của bạn. Điều này dẫn đến sự bùng nổ của các website, với nhiều mục đích khác nhau như tạo website để bán quảng cáo, tạo website câu trafic, tạo website vệ tinh… Mọi người ít quan tâm tới người dùng sẽ cảm thấy như thế nào khi truy cập trên website của họ. Mọi người quan tâm nhiều hơn đến vấn đề làm thế nào để website có thứ hạng cao hơn trên Google.

Cùng với sự phát triển tự động hóa, những công việc copy và paste như trước đây thay bằng các tool tự động : Tự động post bài, tự tìm bài liên quan, chèn link tự động …, điều này đã làm xao nhãng thông tin, tạo ra vô số các website rác nội dung trùng lặp, có mật độ từ khóa không phù hợp, không liên quan. Nhưng tại sao trước thời điểm Google Panda ra đời, các website rác này vẫn có thứ hạng cao hơn những trang có nội dung gốc.

Tại vì hệ thống xếp hạng của Google trước đây xếp hạng dựa trên số lượng bài viết, dựa trên mật độ từ khóa, dựa trên số lượng liên kết…Những website rác lấn lướt trên bảng xếp hạng của Google khiến người dùng cảm thấy thông tin bị nhiễu khi tìm thấy quá nhiều trang không hữu ích và thoát ra ngay sau đó.

Google nhận ra đã đến lúc họ phải thay đổi, Google thay đổi các tiêu chí đánh giá chất lượng của một website, tăng cường bộ lọc, chuyển các tiêu chí đánh giá: Chuyển từ số lượng sang chất lượng.

Google Panda ra đời cũng như thay đổi theo chu kỳ là để phục vụ người dùng hiệu quả hơn, cung cấp những website uy tín đáng tin cậy và có nội dung chất lượng hơn.

Các Bí Mật Của Thuật Toán Google Panda :

Thuật toán Google Panda cũng chỉ là một ngôn ngữ máy móc và hoạt động dựa trên những thiết lập cài đặt sẵn của con người tạo ra, vì vậy nếu nói chính xác ra thì các bạn vẫn có thể biết một số những quy tắc của nó trong phương thức làm việc nhằm tìm ra giải pháp tối ưu hóa website của mình tốt nhất.

1. Click Through Rates luôn quan trọng

Bởi vì Click Through Rates (CTR – tỷ lệ click vào cho mỗi lượt hiển thị trên máy tìm kiếm) có nghĩa là nhiều người chọn liên kết dẫn tới website của bạn trong hàng đống website khác trong kết quả tìm kiếm của Google. Và như thế Google sẽ hiểu được nội dung của website bạn thu hút như thế nào thì mọi người mới click vào nhiều như thế.

Bạn nên thêm các từ khóa quan trọng vào tiêu đề một cách hợp lý, cùng với vài dòng meta descriptions chi tiết hơn nhưng không kém phần thu hút. Từ đó, khách truy cập sẽ biết được động cơ chính để họ ghé thăm website bạn.

2. Tên miền được xếp hạng dựa trên các trang trong website

Một trong những lý do khiến rất nhiều website bị tụt hạng trong các lần cập nhật của Google Panda đó là quá chú trọng đến việc tạo backlink dẫn đến trang chủ mà bỏ qua việc xây dựng backlink dẫn đến các bài viết hay các trang trong website. Điều này có nghĩa là nếu website bạn có 20 trang nội dung, trong đó bạn có 3, 4 trang mang nội dung chất lượng, còn lại là những thông tin rác kém chất lượng, lúc đó thì các trang kém chất lượng sẽ kéo thứ hạng toàn bộ website của bạn xuống.

Như vậy từ yếu tố này, chúng ta rút ra một kinh nghiệm là nên tăng cường SEO cho từng trang nội dung của website, chèn các backlink nội bộ trong bài viết và quan trọng là có nhiều backlink chất lượng trỏ về trang đó.

3. Tính tương tác trong website là vô cùng quan trọng

tương tác trong website

Các website được nâng cao thứ hạng sau khi Google Panda cập nhật là những website được người dùng tương tác nhiều trên đó. Hay nói cách khác, các trang web đó không chỉ có nhiều người truy cập mà họ còn tương tác nhiều lên website đó như nhấp vào các liên kết, điền email vào hộp nhận bản tin, xem video hay làm các việc khác đều ảnh hưởng tích cực đến thứ hạng tìm kiếm sau khi Google Panda được cập nhật. Vì vậy có thể hiểu rằng, nếu website của bạn làm thế nào đó mà khách truy cập dành nhiều thời gian để ghé thăm (Avg. Visit Duration) và họ nhấp vào nhiều liên kết trong website để tăng pageview (Bounce Rates sẽ giảm đi) thì  Google không có lý do gì để đánh giá thấp thứ hạng của bạn.

4. Exact Match Domain (EMD) không phải luôn quan trọng

EMD google

Chúng ta đều biết rằng khi chúng ta sở hữu một tên miền mang đầy đủ các từ khóa liên quan đến nội dung website (EMD) thì bạn sẽ được thứ hạng khá cao về từ khóa đó. Ví dụ như nếu mình có một website nói về Thủ thuật SEO mang domain jpwebseo.com thì coi như đã nắm chắc trong tay cơ hội “double-win” với từ khóa đó. Đó là một trong những lý do tại sao các domain chứa từ khóa phổ biến đều được hét với giá vài chục hay vài trăm triệu. Về ưu điểm của một website mang một tên miền liên quan như vậy thì rất nhiều, nhưng quan trọng nhất đó là nhận được rất nhiều lượt truy cập mặc dù website đó có ít nội dung.

5. Nội dung vẫn là Vua – Content Still is King

content of king

Một câu vô cùng quen thuộc của dân làm SEO. Các bạn nên hiểu rằng nội dung luôn là quan trọng nhất. Nhưng bạn nên làm điều gì để biến nội dung của bạn thành “Vua”?

Trên thực tế, một bài viết có độ dài từ 500 đến 700 từ là một bài viết rất tốt để SEO là một khái niệm phổ biến, nó phổ biến đến mức trở thành một cái khuôn mẫu cho một lý thuyết viết bài để đạt thứ hạng cao trên máy tìm kiếm. Thật sự, một bài viết có chiều dài 3.000 từ với những thông tin bổ ích, định dạng bài viết chuyên nghiệp và những thông tin thú vị là một sự lựa chọn hợp lý hơn. Đơn giản để người dùng ở lại website bạn lâu hơn.

6. Google Panda cập nhật thứ hạng website mỗi 30 ngày một lần

Ngay tại thời điểm mình đăng bài này, thuật toán Google Panda vô cùng máy móc và phức tạp, nó phức tạp đến nỗi nó chỉ cập nhật thứ hạng của các website mỗi 30 ngày một lần. Hay nói cách dễ hiểu hơn, nếu như sau khi bạn đọc bài này và bạn làm một số thay đổi phù hợp, rồi ngày mai bạn được Google crawl dữ liệu và đánh chỉ mục, thì mãi đến 30 ngày sau bạn mới thấy được các kết quả chính xác của sự thay đổi đó (tăng hạng hoặc rớt thứ hạng).

7. Return Visitor được Google chú ý và đánh giá cao

return visitor

Return Visitor luôn được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Đây là một nguyên lý đã được phổ biến khá lâu, nhưng kể từ khi Google Panda được cập nhật thì nó lại càng quan trọng hơn. Các thuật toán của Google luôn nắm được những thông tin về các lượt truy cập vào website bạn và từ đó họ sẽ biết được website nào có nhiều return visitor (lượt truy cập quay trở lại), từ đó Google sẽ hiểu rằng website bạn có những thông tin uy tín và chất lượng và thật tuyệt vời để khiến nhiều người thường xuyên truy cập vào website đó mỗi ngày, nghĩa là họ thích nội dung đó và Google cũng rất hoan nghênh.

Có rất nhiều Webmaster luôn cho rằng mục tiêu của họ là kiếm thật nhiều Unique Visitors (lượt truy cập dựa trên mỗi IP), điều đó có nghĩa có nhiều người khác nhau truy cập vào website. Dĩ nhiên điều này cũng rất quan trọng, nhưng nếu họ chỉ truy cập vào website một lần mà không trở lại lần thứ hai thì mọi người (kể cả Google bots) sẽ hiểu là nội dung của bạn không có gì đặc biệt, và chú Panda của Google sẽ phát hiện ra ngay nội dung bạn không có gì mà nhiều người vẫn truy cập nhưng không thấy quay lại xem.

Nếu website của bạn có nội dung tốt và có liên kết với các tài khoản mạng xã hội thì rất có thể khi khách truy cập ghé thăm website của bạn thì họ sẽ Like hay Following các tài khoản mạng xã hội để cập nhật các nội dung từ website của bạn dễ dàng hơn, điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ có cơ hội truy cập vào website bạn nhiều lần hơn.

Kết Luận:

Qua bài viết trên đã giúp cho các bạn mới học SEO được phần nào hiểu rõ hơn về thuật toán Google Panda là gì để các bạn không phải mắc phải sai lầm không đáng gặp phải. Bài viết chỉ tóm tắt một phần nào rất mong được các bạn quan tâm đóng góp thêm. Trân thành cám ơn đã quan tâm theo dõi.

 

Nguồn: jpwebseo.com

Xem thêm:

Tổng hợp 8 kênh bán hàng, kinh doanh Online hiệu quả cho doanh nghiệp để thu lợi nhuận khủng

Bật mí 4 cách để tạo tệp khách hàng tiềm năng để chạy quảng cáo Facebook Ads hiệu quả

Làm thế nào để Lazada và Shopee cai trị ngành thương mại điện tử tại Đông Nam Á

Scroll to Top