Nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào: LAZADA, SHOPEE HAY SENDO?? – Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp và có chiến thuật kinh doanh giúp người bán hàng online thu nhiều lợi nhuận.
Với một khối lượng lớn nhà kinh doanh trên các sàn Thương Mại Điện Tử cũng như có rất nhiều sản thương mại điện tử hiện nay. Để đánh giá và lựa chọn kênh phù hợp ngoài chất lượng sản phẩm ra thì bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều yếu tố như: chính sách, chiết khấu bán hàng, dịch vụ hỗ trợ. công cụ hỗ trợ quảng bá sản phẩm, hỗ trợ vận chuyển, chiết khấu khác,… Trong bài viết này, ATP sẽ giúp bạn đưa ra cái nhìn tổng quan về những sàn Thương Mại Điện Tử lớn nhất hiện nay và đánh giá 3 sàn TMĐT đang dẫn đầu trong lượng truy cập của người tiêu dùng hiện nay để đưa ra những quyết định phù hợp.
Vai trò của sàn thương mại điện tử là gì?
Sàn thương mại điện tử đóng vai trò như một chiếc cầu nối liên kết hàng ngàn shop bán hàng, công ty, doanh nghiệp và nguồn khách hàng đa dạng, rộng rãi, thường xuyên truy cập các trang thương mại điện tử để tìm mua các sản phẩm.
Đối với các đơn vị chủ hàng, người bán, họ có thể tiếp cận khách hàng tiềm năng của mình một cách dễ dàng, nhanh chóng mà chính xác (tiếp xúc với đúng đối tượng cần mua sản phẩm).
Trên phương diện người dùng, khách hàng có nhu cầu mua các sản phẩm, họ hoàn toàn nhận được rất nhiều lợi ích từ các sàn thương mại điện tử này như giá cả hợp lí (rẻ hơn thị trường ngoài), ship hàng nhanh, uy tín, có thể đổi trả hàng theo chính sách… và đặc biệt là có thể tìm thấy các sản phẩm mình cần dễ dàng, tiện lợi.
10 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam
Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều sàn thương mại điện tử đã ra đời và thu hút số đông người dùng sử dụng như một kênh hỗ trợ mua bán sản phẩm tiện lợi. Dưới đây là 10 sàn thương mại điện tử tại Việt Nam được đánh giá là nổi bật và có chiến lược hoạt động tốt, có doanh thu cao nhất trong những năm gần đây!
Lazada
Gần như luôn dẫn đầu trong các bảng xếp hạng các sàn giao dịch thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam, Lazada mang đến cho người dùng nhiều trải nghiệm phong phú, độc đáo. Hiện nay, Lazada đã có mặt ở nhiều nước Đông Nam Á và có quy trình hoạt động chuyên nghiệp, bài bản.
Hotdeal
Được hình thành và ra đời từ trước đây khá lâu, hiện tại sàn thương mại điện tử Hotdeal vẫn được xem là trang bán hàng tổng hợp nhận được lượt truy cập rất cao và doanh thu rất tốt do thường xuyên chạy các deal với giá tốt, phục vụ đúng nhu cầu và đối tượng khách hàng. Nếu bạn yêu thích sở hữu các sản phẩm chất lượng với giá tốt, bạn có thể truy cập trang thương mại điện tử này và tham khảo.
Zalora
Do thực hiện liên kết kinh doanh với nhiều thương hiệu chất lượng và thường xuyên có các promotion như giảm giá, tặng mã code khuyến mãi… Zalora cũng là một trong các sản thương mại điện tử số 1 thu hút được nhiều khách hàng trung thành với thương hiệu. Zalora được đánh giá là trang thương mại điện tử có nền tảng tốt, xử lí các yêu cầu nhanh và hiệu quả nên cũng được xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Shopee
Ra đời sau nhiều trang sàn thương mại điện tử khác thế nhưng Shopee lại nhanh chóng giành được ưu thế và tầm ảnh hưởng do xác định phân khúc khách hàng tốt, tập trung vào các chủ shop online và các đối tượng khách hàng trẻ. Bên cạnh đó, giao diện web dễ sử dụng và chức năng xử lý đơn hàng nhanh, bộ lọc sản phẩm thông minh cũng là một ưu điểm của Shopee.
Sendo
Với phương châm “Trăm người bán – Vạn người mua”, sàn giao dịch thương mại điện tử Sendo đã cung cấp đến hàng ngàn người dùng dịch vụ mua bán đảm bảo, chất lượng. Trong vòng nhiều năm trở lại đây, Sendo phát triển khá mạnh mẽ. Sendo từng đạt doanh thu 14,4% trên tổng số doanh thu của các nhóm ngành Thương mại điện tử trong năm 2014 (chỉ đứng sau Lazada với 36,1%).
Tiki
Trong nhiều năm trở lại đây, Tiki đã có những bước phát triển vượt bậc và vươn lên top các sàn thương mại điện tử được yêu thích và truy cập phổ biến. Năm 2014, Tiki đã được bình chọn là “trang web thương mại điện tử được nhiều người ưa chuộng nhất”.
Adayroi
Adayroi là sàn thương mại điện tử được sáng lập bởi tập đoàn Vingroup. Do có hệ thống cửa hàng nhiều và được đầu tư tốt nên Adayroi nhanh chóng trở thành địa điểm tìm đến của nhiều đối tượng khách hàng, từ bình dân đến trung lưu.
Lotte
Lotte là trang web thương mại điện tử của tập đoàn Lotte, hoạt động mạnh mẽ ở cả hai đầu cầu trung tâm của đất nước (TP.HCM, Hà Nội) và cung cấp hàng ngàn mẫu mã sản phẩm, dịch vụ độc đáo. Lotte phù hợp với đối tượng người tiêu dùng nội trợ, các gia đình trẻ bởi các sản phẩm của mình. Lottle được thành lập vào năm 2016 nhưng đến nay đã có khả năng cạnh tranh với nhiều “ông lớn” trong danh sách các trang thương mại điện tử đang nổi bật tại Việt Nam
Chodientu
Với các dòng sản phẩm thế mạnh là thiết bị, linh kiện điện tử, sàn thương mại điện tử Chodientu dễ dàng lọt vào top 10 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam do nhận được lượt truy cập, lượt mua hàng và đăng kí bán hàng của các đơn vị cao ổn định qua nhiều năm, kể từ năm 2014.
Zanado
Zanado là sàn thương mại điện tử chuyên về thời trang, được nhiều khách hàng đánh giá cao do có nhiều mẫu mã chất lượng độc đáo cũng hàng trăm gói deal hợp lí, chạy thường xuyên. Một ưu điểm của Zanado là luôn cập nhật những thông tin về thời trang và luôn các sản phẩm theo xu hướng hiện đại, phù hợp với từng thời điểm và xu hướng.
Nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào?
Bán hàng trên Lazada
Gia nhập thị trường Việt Nam từ năm 2012, Lazada là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam, trực thuộc Alibaba – tập đoàn thương mại điện tử lớn hàng đầu Châu Á.
Ưu điểm:
- Sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam với số lượng shop lớn.
- Mức hoa hồng dành cho người bán khá hấp dẫn, 5% cho sản phẩm điện tử, 10% cho sản phẩm thời trang, 8% cho sản phẩm khác.
- Việc mở gian hàng trên lazada hoàn toàn miễn phí và khá đơn giản. Khi bắt đầu có đơn hàng giao dịch thành công, phí hoa hồng và phí vận chuyển theo ngành hàng và hình thức vận chuyển sẽ được áp dụng.
- Bảo mật thông tin khách hàng và thái độ phục vụ chất lượng.
- Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tin cậy. Sản phẩm đăng bán trên lazada được đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguyên mới. Khách hàng có thể đổi trả sản phẩm nếu thấy chất lượng không như cam kết hoặc không ưng ý. Số lượng sản phẩm được đăng tải không giới hạn lên Seller Center.
Nhược điểm:
- Các chi phí như chiết khấu, chi phí lấy hàng, vận chuyển khá lớn.
- Thời gian giao hàng lâu dự kiến là 2-8 ngày kể từ khi Lazada nhận được đơn đặt hàng.
- Tập trung nhiều vào người mua nên người bán khá thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào Lazada, khó có thể chủ động phát triển được.
- Nhiều mặt hàng của Lazada mặc dù đã giảm giá nhưng vẫn cao hơn giá bán ở các sàn khác.
Bán hàng trên Shopee
Gia nhập thị trường thị trường nửa cuối năm 2016, tính đến nay được gần 2 năm hoạt động. Tuy nhiên, Shopee đang là một trong những sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam. Tính đến tháng 3/2018, Shopee có hơn 800.000 nhà bán hàng, một con số khá ấn tượng.
Ưu điểm:
- Tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn trên Shopee
- Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng
- Quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản.
- Bán hàng trên Shopee hoàn toàn không mất phí hay % hoa hồng.
- Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng cực ưu đãi, liên kết với các hãng vận chuyển lớn, thời gian giao hàng tương đối nhanh 1 – 4 ngày làm việc cho đơn hàng nội thành.
- Có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng.
- Chính sách đổi trả dễ dàng và bảo vệ người bán.
- Tương tác giữa khách hàng với người bán nhờ tính năng chat trực tiếp hay bình luận.
Nhược điểm:
- Số lượng người bán trên Shopee lớn nên mức độ cạnh tranh cao
- Hàng giả, hàng nhái nhiều, tình trạng bán phá giá phổ biến khiến các nhà bán hàng gặp khó khăn
- Phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship
Bán hàng trên Sendo
Sendo do Công ty Cổ phần Công Nghệ Sen Đỏ gây dựng và phát triển với gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm, dưới sự bảo trợ của FPT. Với các ngành hàng nổi bật như thời trang nam, nữ, mẹ và bé, phụ kiện công nghệ, đồ gia dụng, thực phẩm, mĩ phẩm,…
Ưu điểm:
- Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT
- Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ
- Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.
- Với các chủ shop Bizweb, có thể dễ dàng đồng bộ sản phẩm từ website qua gian hàng, và quản lý bán hàng nhanh chóng, hiệu quả thông qua ứng dụng kênh bán hàng trên Sendo
- Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.
Nhược điểm:
- Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing và sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả.
- Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng.
- Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo.
- Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua. Phí giao hàng cao và thời gian giao hàng cũng không được đảm bảo.
- Tương tác với khách hàng hạn chế.
Trên đây là ưu nhược điểm của 3 sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Chủ shop online có thể cân nhắc, so sánh để đưa ra quyết định phù hợp cho shop của mình khi lựa chọn bán hàng trên sàn thương mại điện tử.
5 lưu ý khi bán hàng đa kênh trên sàn thương mại điện tử
1. Đừng cầu toàn
Lời khuyên dành cho những ai đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” khi sử dụng một kênh bán hàng mới là đừng chờ đợi mọi thứ rõ ràng mới bắt đầu, bởi vì lúc ấy bạn đã chậm chân do có rất nhiều người đã nhận ra điều đó. Sẽ không có cơ hội tốt hơn cho bạn nếu bạn cầu toàn và chờ mọi thứ hoàn thiện sẵn sàng.
Một trong những triết lý kinh doanh của tỷ phú Jack Ma là “chưa rõ ràng mới là cơ hội thực sự”, chứ đợi đến khi rõ ràng, cơ hội sẽ hẹp đi rất nhiều. Nokia là một ví dụ điển hình, việc chú tâm đi theo hướng của riêng mình mà không nhìn thấy tiềm năng của điện thoại cảm ứng thông minh khiến tên tuổi thương hiệu một thời lừng lẫy trong làng di động này đã bị thay thế trên thị trường.
2. Xuất phát nhanh, tinh chỉnh liên tục
Bán hàng thông qua nhiều kênh cần bắt đầu kịp thời, nhanh nhạy khi thấy cơ hội, đồng thời trong quá trình ứng dụng cũng phải điều chỉnh cho hợp lý bởi internet hay thương mại điện tử (TMĐT) luôn đổi mới, cập nhật liên tục. Hai hành động này phải đi đôi với nhau, xuất phát nhanh không có nghĩa là hấp tấp, vội vàng mà theo sau đó phải là quá trình tìm hiểu, điều chỉnh cho phù hợp và sau cùng cần đánh giá đúng hiệu quả của từng kênh bởi không phải kênh nào cũng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh hay doanh nghiệp (DN) của bạn.
3. Chớ ôm đồm
Hiện tại, một doanh nghiệp, cửa hàng có 6 kênh bán hàng được đánh giá mang lại hiệu quả, gồm: POS (cửa hàng truyền thống), website, mạng xã hội, sàn TMĐT, ứng dụng điện thoại, tiếp thị liên kết (mạng lưới cộng tác viên hoặc website khác).
Không nhất thiết phải làm tốt tất cả các kênh này, điều cần thiết và “dễ ăn” hơn là làm tốt 1 – 2 kênh chủ đạo, sau đó phát triển dần các kênh khác. Các chủ cửa hàng cần chọn lọc và hiểu rõ rằng tham lam, ôm đồm chỉ khiến quá trình kinh doanh trở nên rối ren và khó tập trung nguồn lực để tận dụng tối đa hiệu quả của các kênh bán hàng mà thôi.
4. Xử lý đơn hàng tập trung
Đây là quy trình quan trọng cần được tối giản để tiết kiệm công sức, nguồn lực trong vận hành kinh doanh. doanh nghiệp đã hướng tới xu thế bán hàng thông qua nhiều kênh nhưng chưa thực sự gọi là bán hàng đa kênh. Mỗi kênh sử dụng nền tảng riêng, hệ thống quản lý riêng nên cần quy trình và nhân sự phụ trách riêng.
Với nguồn lực hạn chế, làm một kênh còn chưa tốt thì làm nhiều kênh chắc chắn hỏng. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần một hệ thống tích hợp tất cả các kênh bán hàng về một nền tảng thống nhất, quản lý tập trung. Nơi đó, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện một quy trình duy nhất nhưng lại có thể bán hàng trên nhiều kênh. Đó là cách tiết kiệm nhân lực cũng như nguồn lực nhưng vẫn phát triển đa kênh hiệu quả.
Đây cũng là lý do và động lực dành cho các đơn vị cung cấp website để tạo ra một nền tảng mà ở đó tất cả các kênh bán hàng sẽ được tích hợp và quản lý tập trung một cách nhanh chóng nhất có thể, mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí cho người kinh doanh.
Khi đó, các chủ cửa hàng có thể bán hàng trên các kênh khác nhau như website, Facebook, Zalo, Sendo, Lazada…, và các đơn hàng hay liên hệ của khách hàng từ các kênh này sẽ được tự động tích hợp và cập nhật về một khu quản trị chung để chủ cửa hàng dễ dàng quản lý, xử lý đơn hàng và kết nối vận chuyển.
5. Hãy để người chuyên nghiệp lo
Công nghệ là yếu tố không thể thiếu nhằm “tăng tốc” cho công việc kinh doanh trong xu thế TMĐT phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, để đầu tư một hệ thống bài bản, hoàn chỉnh thì doanh nghiệp cần phải đầu tư rất nhiều tiền mà chưa chắc đã chuyên tâm làm tốt.
Sẽ hiệu quả hơn rất nhiều nếu Doanh nghiệp “trưng cầu” về công nghệ tại những đơn vị cung cấp chuyên nghiệp, nơi đã có nhiều kinh nghiệm và sở hữu nhiều khách hàng bởi họ có khả năng làm tốt hơn cho doanh nghiệp so với việc doanh nghiệp “tự cung tự cấp” và phải lo quá nhiều thứ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ. Trong lĩnh vực TMĐT, kỹ thuật là điều kiện cần, chiến lược mới là điều kiện đủ. Công nghệ đặc biệt quan trọng nhưng doanh nghiệp nên để người chuyên nghiệp lo.